From: knguyen@emr. ca (kim nguyen)
Subject: Giấc mơ lãnh tụ (1)
Date: 1996/02/26
Message-ID: (knguyen-2602961641 330001@knguyen. gsc.emr.ca>
sender: news@emr1.emr. ca
x-nntp-posting- host: knguyen.gsc. emr.ca
organization: emr
newsgroups: soc.culture. vietnamese
Phần vào đề
Hoạt động chính trị của TT Thích Trí Quang
(...) hay [...] : phần chú thích của poster.
Theo Đất Việt 70
[Theo "Lịch sử Tranh Đấu Phật Giáo Việt Nam", Tập 1, của Kiêm Đạt, trang 172, do Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản năm 1981 :
Thương Tọa TTQ là đệ tử của Hòa Thượng Trí Độ, một trong những nhà lãnh đạo Phật Giáo 1966 ở miền Bắc. Thượng Tọa Thích Trí Quang có 3 anh em : Thích Diệu Minh, thành viên trong Mặt Trận Tổ Quốc của CS tại Quảng Bình năm 1947, hiện đang nắm chức vụ quan trọng tại Hà Nội; Phạm Chánh, một trong những lãnh tụ kháng chiến vào 4/6/1947; Phạm Đại, y tá trong quân đội Việt Minh từ 1947].
Thượng Tọa Thích Trí Quang xuất gia từ hồi còn nhỏ, đệ tử của hòa thượng Thích Trí Độ, một vị chân tu nổi danh ở Huế. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Thượng Tọa Thích Trí Quang ở lại Huế nhưng vẫn liên lạc giúp đỡ các cán bộ kháng chiến.
Đất nước chia đôi sau hiệp định Geneva, Hoà Thượng Thích Trí Độ ra Bắc tập kết theo CS. Thượng Tọa Thích Trí Quang ở lại Huế đọc sách, đánh cờ tướng.
Mùa Phật Đản năm 1963, vụ hạ cờ Phật Giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, Thương Tọa TTQ và Thượng Tọa Thích Thiện Minh lãnh đạo phong trào tranh đấu của Phật Giáo đòi "Tự Do Tín Ngưỡng".
Tại Saigon, Thượng Tọa Thích Tâm Châu được suy cử làm chủ tịch Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáọ Cuộc tranh đấu ở Saigon bùng nổ mãnh liệt. Thượng Tọa Thích Trí Quang cùng Thượng Tọa Thiện Minh rước Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết vào Saigon với mục đích nắm giữ vai trò đấu tranh ở Trung Ương.
Khi chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm chấp thuận thương thuyết với khối Phật Giáo, một cuộc họp ở chùa Xá-Lợi dưới quyền chủ tọa của Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, có Thượng Tọa Thích Trí Quang phụ tá. Thượng Tọa Thích Trí Quang đã đưa ra thành phần của phái đoàn Phật Giáo do Thượng Tọa Thiện Minh làm Chủ tịch, gồm các đại diện của Đại Diện Phật Giáo miền Trung là cốt cán gồm TT Thiện Minh, TT Huyền Quang; Phật Giáo miền Bắc có Thượng Tọa Tâm Châu, Đại Đức Đức Nghiệp; Phật Giáo miền Nam có TT Thích Thiện Hoạ
Thành phần phái đoàn thương thuyết với chính quyền đã cho thấy Phật Giáo chịu sự lãnh đạo của các vị Tăng miền Trung, nơi phát xuất cuộc tranh đấu chống chính quyền. Ngày 20/8/1963, chính quyền Ngô Đình Diệm vây chùa bắt Tăng Ni và Phật Tử tranh đấu, Thương Tọa Trí Quang trốn vào Toà Đại Sứ Mỹ ở đường Hàm Nghi xin tị nạn chính trị, được ông Cabot Lodge, Đại sứ Mỹ ở Saigon chấp thuận.
Sau cuộc đảo chánh 1/11/1963, trở về chùa Xá Lợi, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đuợc thành lập gồm 2 viện : Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạọ Thượng Tọa Thích Trí Quang được cử làm Chánh Thư Ký viện Tăng Thống. Thượng Tọa Thích Tâm Châu được đề cử làm viện trưởng Viện Hóa Đạọ
Hồi nầy, khối Phật Giáo được coi là khối mạnh nhất, chính quyền rất nể vì. Khi cuộc chỉnh lý của Nguyễn Khánh bắt giam các tướng đảo chánh ông Diệm là Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân, Tôn Thất Đính xảy ra thì khối Phật Giáo im lặng, không một phản ứng. Nguyễn Khánh làm thủ tướng. Khối Phật Giáo tham gia chính quyền với Trần Quang Thuận (một nhà sư Pháp danh Thích Trí Không phá giới lập gia đình) làm Bộ Trưởng Xã Hội, giáo sư Bùi Tường Huân làm Tổng Trưởng Văn Hóa Giáo Dục.
Nguyễn Khánh lập Hiến Chương Vũng Tàu. Khối Phật Giáo miền Vĩnh Nghiêm do Thượng Tọa Thích Tâm Giác lãnh đạo phối họp với ban Đại Diện Sinh Viên Việt Nam do Nguyễn Trọng Nho lãnh đạo đấu tranh phải tiêu hủy Hiến Chương Vũng Tàụ
Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu chỉ định ông Trần Văn Hương, Đô Trưởng Saigon làm Thủ Tướng. Nội các của ông Hương bị Phật Giáo tẩy chaỵ Cuộc tranh đấu Phật Giáo bùng nổ. Tại Việt Nam Quốc Tự, Thượng Tọa Tâm Châu, Thượng Tọa Thích Trí Quang, Đại Đức Hộ Giác tuyệt thực phản đối cuộc đàn áp của chính quyền Trần Văn Hương.
Ông Trần Văn Hương bị Nguyễn Khánh lật đổ đưa ra Vũng Tàu cô lập. Một số nhân vật trong Thượng Hội Đồng như ông Trần Văn Văn, Bác sĩ Lê Khắc Quyến cũng bị cô lập. Hồi nầy, tại các tỉnh miền Trung, nhóm Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Lê Tuyên, Tôn Thất Hạnh, v.v...thành lập Ủy Ban Cứu Quốc dưới danh nghĩa diệt Cần Lao, đã gây mâu thuẫn nặng nề với Thiên Chúa Giáo qua những cuộc khủng bố trắng ở Thanh Bồ, Đà Nẵng, cũng như ở một vài nơi khác. Nhóm Cứu Quốc nầy đặt dưới sự lãnh đạo của Thượng Tọa Thích Trí Quang đã tạo ra một luồng dư luận cho rằng nhóm nầy là cán bộ nằm vùng của CS, hoạt động theo phương thức đấu tranh của CS.
Vì Ủy Ban Cứu Quốc nầy, mâu thuẫn xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo; khối Phật Giáo rạn nứt mạnh mẽ. Sự thật, ngay khi thành lập Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã có sự chia rẽ. Cụ Mai Thọ Truyền, Hội Trưởng Hội Phật Học Nam Việt, một nhân sĩ uy tín ở miền Nam đã góp công không ít trong cuộc tranh đấu của PG dưới thời cố TT Ngô Đình Diệm, đã nhìn rõ âm mưu của Thương Tọa Thích Trí Quang và Thượng Tọa Thích Thiện Minh định thao túng khối Phật Giáo để hoạt động chính trị, nên cụ Mai Thọ Truyền tách Hội Phật Học Nam Việt ra khỏi Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
(còn tiếp)
knguyen@emr. ca
Tài liệu :
1) Phạm Văn Phổ, "Cuộc tranh đấu âm thầm và liên tục của Giáo hội VN để đòi quyền tự do tôn giáo", Khai Thác Thị Trường, số tháng 7/8/9/1994.
2) Hoàng Diệu Tâm, "Tôn giáo dưới chế độ Việt Cộng : 1975-1995", Kháng Chiến, số 152, tháng 12/1995.
3) Lữ Giang, "Những bí ẩn đằng sau các cuộc thánh chiến tại VN", 1994.
4) Nguyễn Thị Sông Hương, "Phê bình mùa biển động", nxb Đại Nam, 1992.
5) Chính Đạo, "Tôn giáo và chính trị : Phật giáo 1963-1967", nxb Văn Hoá 1994
No comments:
Post a Comment