John Sudworth
BBC News, Seoul
tka23 post
Một số người Nam Hàn tức giận vì vụ thử hạt nhân của nhà nước Cộng sản phía bắc
Bắc Hàn như vậy đã thực hiện điều mà họ đe dọa trong nhiều tuần nay, là thử hạt nhân.
Tuyên bố được đưa ra trên truyền thông nhà nước cho biết vụ nổ hạt nhân - làm chấn động bán đảo Triều Tiên, tương đương với một trận động đất cỡ 4.5 độ richter - là để "bảo vệ nhà nước và chủ nghĩa xã hội".
Nam Hàn là nước đầu tiên được biết tin này.
Các nhà nghiên cứu địa chấn tại trung tâm Địa chất Quốc gia đo được dư chấn từ nơi cách xa 350km về phía nam biên giới.
‘Tăng mạnh'
Chính phủ Nam Hàn ngay lập tức kêu gọi một cuộc họp nội các khẩn cấp, mặc dù công chúng có vẻ cũng không quan ngại lắm - trừ một nhóm nhỏ biểu tình trên đường phố đốt các mô hình hỏa tiễn của Bắc Hàn.
Vụ nổ được cho là xảy ra tại khu vực đông bắc của Bắc Hàn, gần với khu thực hiện vụ thử hạt nhân đầu tiên vào năm 2006.
Vụ thử này mạnh hơn nhiều. Vụ nổ được cho là làm rung chuyển đất tại những nơi xa, như biên giới với Trung Quốc.
Như vậy, có vẻ chính quyền Bắc Hàn, với quân đội tới cả một triệu người, đã gia tăng mạnh khả năng hạt nhân của họ.
Và không ngạc nhiên gì khi cộng đồng quốc tế mạnh mẽ lên án chuyện này. Các lãnh đạo chính trị tại Seoul, Tokyo và Washington tuyên bố đây là một hành động bất hợp pháp, vi phạm nghị quyết hiện nay của Liên Hiệp Quốc.
Thậm chí Moscow và Bắc Kinh cũng chỉ trích Bình Nhưỡng. Trung Quốc đã tuyên bố "quyết liệt phản đối" vụ thử.
Như vậy, tại sao Bắc Hàn một lần nữa lại dấn bước vào con đường bị cô lập khi thực hiện vụ thử này?
‘Giọt nước làm tràn ly'
Bắc Hàn trước đó đã tuyên bố họ chuẩn bị thử hạt nhân để đáp trả những chỉ trích của quốc tế về vụ thử hoả tiển của họ vào tháng trước, mặc dù họ không cho biết thời gian cụ thể.
Lãnh đạo Bắc Hàn tuyên bố rằng vụ thử hoả tiển , được thực hiện từ bệ phóng ở vùng duyên hải phía đông, được thiết kế để đưa vệ tinh liên lạc vào quỹ đạo. Tuy nhiên, họ tỏ ra tức giận trước những tuyên bố rằng vụ thử này trên thực tế là để che mắt vụ thử hoả tiển tầm xa.
Hiện rất khó có thể biết người dân Bắc Hàn thực sự nghĩ gì
Bắc Hàn nói lời lên án của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là giọt nước làm tràn ly.
Cách lý giải của Bắc Hàn là: nếu thế giới không đối xử công bằng thì tại sao Bắc Hàn lại phải cam kết với các nghĩa vụ của họ?
Hôm 14/4, Bắc Hàn tuyên bố họ rút hoàn toàn khỏi các cuộc đàm phán sáu bên về chương trình nguyên tử của mình, các cuộc đàm phán vốn đã kéo dài lâu nay.
Tuy nhiên, nhiều quan sát viên, chẳng hạn những người theo phe bảo thủ tại Seoul và Washington, từ lâu đã luôn nghi ngờ về chuyện Bắc Hàn thực sự muốn từ bỏ chương trình hạt nhân.
Họ nhận xét rằng Bắc Hàn có thể đơn giản quyết định là đến bây giờ, họ đã kiếm được đủ những nhượng bộ cần thiết về viện trợ và thương mại.
Bất an về tương lai
Bắc Hàn có lẽ cảm thấy các lợi ích của họ có thể sẽ được phục vụ tốt hơn bằng việc gia tăng khả năng chiến lược, và có lẽ là để kiếm được một khoản thanh toán lớn hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, còn một cân nhắc nữa cần phải tính tới.
Lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Chính Nhật, được biết đang trong tình trạng sức khỏe kém và mấy tháng gần đây không xuất hiện trước công chúng.
Một số phân tích gia nói cuộc thử hoả tiển có thể là mưu toan vực dậy tính chính danh của một lãnh đạo yếu ớt trước công chúng trong nước.
Cũng có thể người ta có một sự hãnh diện nhất định nào đó trong mỗi tuyên bố mà Bắc Hàn đưa ra liên quan tới sức mạnh quân sự của họ.
Tuy nhiên, nếu không có những hạn chế về quyền tự do ngôn luận , thì có thể một số người Bắc Hàn chắc sẽ đặt câu hỏi về chuyện làm thế nào :một trong những nước nghèo nhất thế giới lại dám đưa ra một bước đi thách thức như thế, tiến tới khả năng có vũ khí hạt nhân?
Vụ thử hạt nhân hôm 25/5/09 được cho là xảy ra tại cùng địa điểm thử nguyên tử vào tháng 10/2006
====================================================
.
No comments:
Post a Comment