VIỆT NAM CỘNG HÒA

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN
NGŨ HỔ MÃNH TƯỚNG QUÂN LỰC VIET NAM CỘNG HÒA

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Hoa

Hoa

DANH SACH

DANH SÁCH CÁC QUÂN, DAN, CAN, CHANH NUOC VIỆT NAM CÔNG HOÀ ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG . . .

===========================

TT
HỌ TÊN
Cấp bậc-chức vụ -đơn vị
Ngày tự sát
==========================
1
Lê Văn Hưng
Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV
30/4/1975

2
Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV
30/4/1975

3
Trần Văn Hai
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB
30/4/1975

4
Lê Nguyên Vỹ
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB
30/4/1975

5
Phạm Văn Phú
Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII
30/4/1975

6
Đặng Sỹ Vinh
Thiếu tá BTL CSQG
30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

7
Nguyễn Văn Long
Trung tá CSQG
30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon

8
Nguyễn Đình Chi
Trung tá Cục ANQĐ
30/4/1975

9
Phạm Đức Lợi
Trung tá
30/4/1975

10
Mã Thành Liên( Nghĩa)
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu-

khoá 10 Đà Lạt
30/4/1975 tự sát cùng vợ

11
Lương Bông
Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh
30/4/1975

12
Vũ Khắc Cẩn
Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi
30/4/1975

13
Nguyễn Văn Cảnh
Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
30/4/1975

14
Đỗ Công Chính
Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù
30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản

15
Trần Minh
Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM
30/4/1975

16
Tạ Hữu Di
Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện
30/4/1975

17
Vũ Đình Duy
Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat
30/4/1975

18
Nguyễn Văn Hoàn
Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
30/4/1975

19
Hà Ngọc Lương
Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang
28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu ( bằng súng)

20
………….Phát
Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên
1/5/1975

21
Phạm Thế Phiệt
Trung tá
30/4/1975

22
Nguyễn Văn Phúc
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
29/4/1975

23
Nguyễn Phụng
Thiếu úy CS đặc biệt
30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon

24
Nguyễn Hữu Thông
Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB-

khóa 16 Đà Lạt
31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn

25
Lê Câu
Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB
Tự sát 10/3/1975

26
Lê Anh Tuấn
HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang)
30/4/1975

27
Huỳnh Văn Thái
Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức
30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã Chợ Lớn

28
Nguyễn Gia Tập
Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ
Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ

29
Trần Chánh Thành
Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa
Tự sát ngày 3/5/75

30
Đặng Trần Vinh
Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh
Tự sát cùng vợ con 30/4/1975

31
Nguyễn Xuân Trân
Khoá 5 Thủ Đức
Tự tử ngày 1/5/75

32
Nghiêm Viết Thảo
Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức
Tự tử 30/4/1975 tại Kiến Hòa

33
Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen )
Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát ( khóa 72 )
Tự sát chiều 30/4/1975

34

Phạm Đức Lợi
Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả,

nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh :

35
Phạm Việt Châu,
cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975

36

Hồ Chí Tâm
B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau )
Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau

37
Phạm Xuân Thanh
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu

38
Bùi Quang Bộ
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người

tại Vũng Tàu

39

Nguyen Hoa Duong
Dai uy truong Quan Canh Vung Tau
Tu thu ngay 30 /4/75,tai hang rao truong QC.


40
Cố Đại úy Nguyễn ánh Tước
DaiUy - Khoa III/TD - ANQD
Tu tu tai nha o Hoc Mon

41

Cao Hoài Cải
Phụ tá Trưởng Chi Chiêu Hồi- Q.Hòa Đa- Bình Thuận.
Đêm 17/4/1975- Ông uống thuốc độc quyên sinh tại nhà, Ấp Hiệp Phước- ChơLầu- Hòa Đa- Bình Thuận.


42


43

=========================

Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ,

cần cập nhật danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế…


******************************************
========================================



[Cong Luan] Đại Tá Hồ ngọc Cẩn ...


VNCH - USA Flag

image


Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình :

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".

====================================

HOA

HOA

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM
MỘT BỨC TƯỜNG ĐÁ HOA VINH DANH NGƯỜI VỊ QUỐC VONG THÂN

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam
Tổ Quốc Tri Ơn

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY
WESTMINSTER CALIFORNIA

10-26-2011 Theo Cung Menh Nuoc Noi Troi voi Ngoc Dan Thanh www.youtube.com

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - President Nguyen Van Thieu Republic of Vietnam vnlib

Diễn văn lịch sử ngày Quân Lực 19/6/1973 -- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Portraits Of Honour - The Faces By Thank A Soldier| 1 video

HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ MỘT THỜI VANG BÓNG

- Ngày Đau Thương Của Binh Chủng TQLC - QLVNCH.flv

LE CHAO CO DAU NAM 2011

LE CHAO CO DAU NAM 2011

Kizoa slideshow: MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2012

F-35B Ship Suitability Testing

Canh buom vuon xuan

Monday, May 31, 2010

Video cam dong nhan ngay Memorial Day.

http://www.youtube.com/watch_popup?v=hkGzqpGx1KU



Sunday, May 30, 2010


CHÀO LỄ MEMORIAL DAY 2010
HƯƠNG KHÓI ĐỪNG QUÊN NẤM MỘ NÀO


Trần Củng Sơn, May 28, 2010



Cali Today News - Hàng năm cứ đến ngày lễ Memorial Day – Chiến Sĩ Trận Vong của Hoa Kỳ, lòng tôi chợt bồi hồi nhớ đến hòan cảnh đất nước Việt Nam dù cuộc chiến đã chấm dứt nhiều năm rồi. Năm nay lễ nhằm Thứ Hai cuối tháng 5 tức là ngày 31-5-2010, người dân Mỹ được nghỉ ba ngày thứ bảy, chủ nhật và thứ hai, không khí lễ hội rộn ràng khắp nước.

Những lá cờ Hoa Kỳ được cắm trên các ngôi mộ nói lên sự kính nhớ những người chiến sĩ đã hi sinh cho tổ quốc này trong các cuộc chiến tranh. Cho dù những cuộc chiến tranh đã xảy ra đúng hay sai, vô lý hay hữu lý, thắng hay bại thì những người đã chiến đấu vì lý tưởng của họ đều được đồng bào cùng chiến tuyến vinh danh.

Cuộc nội chiến của hai miền Nam và Bắc của Hoa Kỳ xảy ra vào tháng 4 năm 1861 và kết thúc vào tháng 4 năm 1865 khi tướng Ulysses S Grant đánh bại tướng Robert E. Lee ở Virginia. Mặc dù thua trận nhưng sau này quốc hội Hoa Kỳ cũng đã công nhận đại tướng Lee là anh hùng của dân tộc, và nước Mỹ đã thóat khỏi ám ảnh của quá khứ nội chiến để tòan dân đồng lòng xây dựng trở thành siêu cường của thế giới.

Cuộc nội chiến Việt Nam đã chấm dứt vào tháng 4 năm 1975 nhưng vết thương chiến tranh cùng hận thù vẫn còn ray rức.

Lịch sử ghi lại vào thời nhà Trần khi đuổi được quân nhà Nguyên ra khỏi bờ cõi thì vua đã ra lệnh đốt hết tất cả các giấy tờ có liên quan đến những người đã cộng tác với giặc ngọai xâm, nói lên sự độ lượng tha thứ để mọi người cùng đòan kết tái thiết lại quê hương, cũng giống như trứơc đó vua đã mở hội nghị Diên Hồng để các bô lão đồng lòng nói lên tiếng nói chống giặc xâm lăng.

Trong hòan cảnh hiện nay khi mà mối nguy cơ bành trướng của đế quốc Trung Cộng qua việc lấn chiếm đất, rừng, đảo, biển của Việt Nam thì việc đòan kết tòan thể dân tộc mang dòng máu Lạc Hồng rất cần thiết để tạo nên sức mạnh để phát triển và sống còn trước các thế lực quốc tế xâm lấn.

Người Cộng Sản Việt Nam, kẻ chiến thắng trong cuộc nội chiến vừa qua, đã từng gọi quân đội Việt Nam Cộng Hòa là Ngụy nhưng mới đây thi sĩ Trần Mạnh Hảo đã viết bài thơ Người Anh Hùng Họ Ngụy ca ngợi trung tá hải quân Ngụy Văn Thà, hạm trưởng đã hi sinh trong trận hải chiến tháng 1 năm 1974 giữa hải quân Việt Nam Cộng Hòa và hải quân Trung Cộng tại đảo Hòang Sa: “Người yêu nước không thể nào là ngụy. Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy. Nhưng anh là Ngụy Văn Thà… Tên anh là lời thề độc. Phải dành lại Hoàng Sa.”

Luật sư Cù Hà Huy Vũ, con trai của thi sĩ Cù Huy Cận, ngày 5 tháng 3 đã phổ biến một bản Kiến Nghị Xây Dựng Đài Liệt Sĩ Hi Sinh Vì Sự Nghiệp Bảo Vệ Hòang Sa Và Trường Sa Của Việt Nam, trong đó có 58 công dân Việt Nam phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hi sinh trong chiến đấu chống ngọai xâm để bảo vệ quần đảo Hòang Sa. Kết thúc trận chiến, tòan bộ quần đảo Hoàng Sa đã bị nước ngoài xâm chiếm.

Người Cộng Sản Việt Nam lúc nào cũng nói câu hòa hợp hòa giải dân tộc nhưng thực tế họ chưa bao giờ thật tâm làm điều này. Trong một lần trao đổi câu chuyện với một nhà báo, anh này nói một ý tưởng đáng chú ý. Anh nói là ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, khi về cộng tác với với chế độ hiện tại, đã có ước muốn là được Hà Nội cho phép công khai thắp nén nhang tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Dĩ nhiên đây là chỉ là một giả thuyết, có thể là tưởng tượng.

Nhưng nếu điều này xảy ra trong tương lai thì cũng là một điều nói lên sự thật tâm muốn hòa giải dân tộc của kẻ đang nắm quyền ở Hà Nội. Ngày đó đóa hoa đoàn kết dân tộc nở rộ. Nước Mỹ cả trăm năm trước đã làm được để hàn gắn cuộc nội chiến. Nước Đức đã làm được mặc dầu Tây Đức đã chịu nhiều thiệt thòi để bảo trợ cho Đông Đức khi cả hai miền thống nhất, bức tường Bá Linh xây năm 1961 đã bị đập bỏ vào năm 1989.

Mới đây nhất, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là Kenneth Fairfax cho biết là tình hình đấu tranh dân chủ nhân quyền tại Việt Nam sẽ còn tồi tệ cho đến khi nào đại hội đảng Cộng Sản lần 11 năm 2011 chọn được lãnh tụ mới. Trong lúc này, không cán bộ cao cấp nào muốn bày tỏ lập trường cởi mở vì khí thế bảo thủ đàn áp đang mạnh mẽ với sự ủng hộ của thế lực Trung Cộng. Mười mấy năm trước, ủy viên bộ chính trị Trần Xuân Bách, ứng viên sáng giá của chức tổng bí thư, người có đầu óc cởi mở đã bị hạ bệ, tiêu tan sự nghiệp chính trị.

Phong trào cởi mở và đổi mới từ thời Nguyễn Văn Linh năm 1986 đưa đất nước phát triển một phần và người tiếp tục phong trào này là Võ Văn Kiệt. Khi ông này chết một cách bí ẩn hai năm trước thì phong trào dân chủ bị đàn áp dữ dội, chủ quyền dân tộc bị đe dọa từ vụ bô xít tây nguyên đến việc ngư dân miền Trung bị Trung Cộng bắt giết ngoài khơi gần đảo Hòang Sa…

Câu nói dân gian thật chí lý: “Đi với Mỹ thì mất Đảng, đi với Tàu thì mất nước”. Lịch sử dân tộc đang đến một bước ngọăc quan trọng.

Đang là ngày thứ sáu, Rằm Tháng Tư Canh Dần, ngày Phật Đản, không khí hòa dịu lan khắp với tinh thần từ bi hoan hỉ của đạo Phật. Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong- Memorial Day 2010 đang tới.

Vẫn nhớ tới bài thơ thật cảm động, bài thơ này đọat giải ba trong một cuộc thi của báo văn nghệ quân đội thập niên 90 tổ chức, tình cờ đọc trên báo mua được từ trong nước gởi ra. Dù đọat giải ba, nhưng bài thơ thật hay, nhớ tới bây giờ hơn là hai bài giải nhất giải nhì kia.

Xin chép lại để cùng thưởng thức:

Vạt đồi yên nghỉ bao đồng đội.
Nhang còn một thẻ biết làm sao.
Thắp lên đành cắm nơi đầu gió.
Hương khói đừng quên nấm mộ nào”.

Người bạn nhớ ý thơ này, trong một lần về quê tảo mộ miền Trung, chỉ có trong tay một thẻ nhang và đã theo cách làm của tác giả bài thơ, cắm tất cả nhang ở đầu gió để hương thơm tỏa khắp các ngôi mộ.

Cũng mong là hương khói nhang thơm tỏa khắp các ngôi mộ của các chiến sĩ hai miền Nam Bắc trong chiến tranh Việt Nam vừa qua, tỏa khắp các ngôi mộ từ ngàn năm trước của những chiến sĩ vô danh đã hi sinh để bảo vệ giang sơn tổ quốc được như ngày hôm nay trên mảnh đất hình chữ S.

Xin cám ơn tác giả không nhớ tên của bài thơ bốn câu, tạo thi vị cho mấy dòng chữ này nhân mùa lễ Memorial Day 2010.

San Jose, 28-5-2010

=========================================================

Posted by nghiem nguyen at 7:49 AM 0 comments
Wednesday, May 26, 2010
Khi Bài Hát Trở Về :
Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ
download


KHI BÀI HÁT TRỞ VỀ
Trần Trung Đạo


Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sẽ là một trong những bài ca được xếp hàng đầu.

Không giống như một số hành khúc quen thuộc trong giới trẻ trước 1975 như Dậy Mà Đi của Nguyễn Xuân Tân, Tổ Quốc Ơi Ta Đã Nghe của La Hữu Vang thiết tha, mạnh mẽ nhưng chỉ giới hạn trong các phong trào sinh viên tranh đấu và ngay khi ra đời đã bị Đảng sử dụng cho mục đích tuyên truyền trong các trường đại học, các đô thị miền Nam, hay Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy chan chứa tình dân tộc, kêu gọi người người thương mến nhau nhưng thiếu đi cái hùng khí, sôi nổi của tuổi trẻ, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Đức Quang không dừng lại ở nỗi đau của đất nước mà còn nói lên cả những bi thương, công phẫn, thách đố của tuổi trẻ Việt Nam trước những tàn phá của chiến tranh và tham vọng của con người. Trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam, Việt Nam quê hương ngạo nghễ nổi bật lên như một biểu tượng cho khát vọng của một dân tộc đã vượt qua bao nhiêu gian nan khốn khó để tồn tại và vươn lên cùng các dân tộc khác trên mặt đất nầy.

Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng của thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loang xoang.

Lời nhạc của Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ tương đối khó nhớ nhưng nhờ cách sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, mạnh mẽ, tượng thanh, tượng hình như “tiếng cười ngạo nghễ”, “xích kêu loang xoang”, “trên bàn chông hát cười đùa vang vang” hay “Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời” đã làm cho Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trở thành độc đáo, không giống như những bài ca yêu nước khác với những ý tưởng quen thuộc và lời ca phần lớn là lập lại nhau. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đẹp tự nhiên như một đoá lan rừng, không mang màu sắc chính trị, không nhằm cổ võ hay biện minh cho một chủ nghĩa nào, không cơ quan nhà nước nào chỉ đạo thanh niên sinh viên học sinh phải hát và bài hát cũng chẳng nhằm phục vụ lợi ích riêng của chính quyền, tôn giáo hay đảng phái chính trị nào.

Trước 1975, từ thành phố đến thôn quê, từ các trường trung học tỉnh lẻ đến đại học lớn như Huế, Sài Gòn, từ các phong trào Hướng Đạo, Du Ca đến các tổ chức trẻ của các tôn giáo như Thanh niên Công giáo, Gia đình Phật tử, từ các quân trường Đà Lạt, Thủ Đức, Quang Trung, Nha Trang đến các tổ chức, đoàn thể xã hội từ thiện đều hát Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ.

Sau 1975, bài hát theo chân hàng trăm ngàn sĩ quan và viên chức miền Nam đi vào tù. Nhiều hồi ký, bút ký kể lại Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đã được hát lên, kín đáo hoặc cả công khai, ở nhiều trại tù khắp ba miền đất nước. Trong tận cùng của đói khát, khổ nhục, đớn đau, Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã hoá thành những hạt cơm trắng, hạt nếp thơm nuôi sống tinh thần những người lính miền Nam sa cơ thất thế.

Những năm sau đó, bài hát, như tác giả của nó và hàng triệu người Việt khác lên đường ra biển tìm tự do. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ lại được hát lên giữa Thái bình dương giông bão, hát lên ở các trại tị nạn Palawan, Paula Bidong, Panat Nikhom trong nỗi nhớ nhà, hát lên ở Sungai Besi, White Head trong những ngày chống cưỡng bách hồi hương, hát lên ở San Jose, Santa Ana, Boston, Paris, Oslo, Sydney trong những cuộc biểu tình cho tự do dân chủ Việt Nam, hát lên ở các trại hè, trại họp bạn Hướng Đạo, các tổng hội sinh viên Việt Nam tại hải ngoại.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, trong buổi phỏng vấn dành cho chương trình Tiếng Nói Trẻ đã kể lại câu chuyện ra đời của Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trong âm nhạc Việt Nam: “…Thế bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ cũng vậy, nó không phải là một bài ca tôi nghĩ là quá lớn, nhưng lúc bấy giờ khi tôi kết thúc tập Trường Ca vào năm 1965, cuối 1965 hay đầu 1966 gì đó, khoảng thời gian đó, 10 bài trường ca, những bài như Nỗi buồn nhược tiểu, Tiếng rống đàn bò, Lìa nhau, Thảm kịch khó nói v.v. những bài nói về đất nước của mình rất là khổ sở, tôi nghĩ nên kết nó bằng một bài hát có tiếng gọi hùng tráng và tha thiết hơn. Thành ra tôi viết bài Việt Nam quê hương ngạo nghễ một cách rất là dễ dàng. Tất cả những ý đó tôi đem vào hết trong bài hát đó để nó vượt qua cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu mà trở thành một nước to lớn, và lòng người cực kỳ dũng mãnh.

Viết xong bài đó tôi nghĩ chỉ kết thúc tập Trường Ca mà thôi, không ngờ về sau càng ngày đi các nơi càng thấy nhiều người ưa thích bài đó, có lẽ đáp được ước vọng của nhiều người, tôi nghĩ tiếng gọi đáp ứng đúng được tiếng của nhiều người, không riêng gì giới trẻ đâu, cả người lớn tuổi ở các hội đoàn về sau này, rồi đi vào trong quân đội, đi rất nhiều nơi. Thành ra, tôi cho đó là một bài hát tự nó trưởng thành nhưng khi viết tôi chỉ đúc kết cho tập Trường Ca lúc đó mà thôi.”

Thật đơn giản và tự nhiên như thế. Không một ông bộ trưởng Bộ Chiêu Hồi nào đặt hàng hay một ông tổng ủy trưởng Dân Vận nào chỉ thị anh phải viết. Anh viết không phải để thi đua sáng tác hay mong mang về giải thưởng, huân chương. Trong tâm hồn của một nghệ sĩ chân chính, tình yêu nước bao giờ cũng là sự thôi thúc tự nguyện. Anh viết Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ để kết thúc tập trường ca của riêng anh nhưng cũng nối tiếp tập trường ca lớn hơn của đất nước.

Sau ba mươi năm, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ đã trở về qua nhiều ngã, trong nhiều tư cách khác nhau, một số tình ca sáng tác trước 1975 đã được nghe lại trong nước, nhưng đây là lần đầu tiên một bài hát đã về lại quê hương qua ngã của trái tim, trở về trong vòng tay nồng ấm của tuổi trẻ Việt Nam.

Bất ngờ và cảm động, một buổi sáng tuần trước, khi đi dạo một vòng qua các blog Việt ngữ, tôi bắt gặp không chỉ những mẩu tin nóng viết vội vàng trên đường phố, những đoạn phim biểu tình vừa mới đưa lên YouTube, những tấm hình ghi lại cảnh xô xát giữa đồng bào, sinh viên với công an, nhưng còn được nghe lại bài hát quen thuộc Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ. Tôi cảm nhận qua lần gặp gỡ đó một niềm vui chung khi có một bản nhạc mà các em sinh viên Việt Nam ở California, Washington DC, Oslo, Paris, Hà Nội, Sài Gòn cùng hăng say hát trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng bá quyền mà không cảm thấy ngần ngại, nghi ngờ, xa cách.

Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian.

Trong số một trăm em đang hát trong nước hôm nay có thể hơn chín mươi em chưa hề nghe đến tên Nguyễn Đức Quang lần nào, và nếu có nghe, có đọc qua bộ máy tuyên truyền của Đảng, cũng chỉ là một “nhạc sĩ ngụy đã theo chân đế quốc”. Biết hay không biết, nghe hay không nghe không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là bài hát đã đáp ứng được ước vọng về tương lai và tình yêu tổ quốc của tuổi trẻ. Tổ quốc, vâng, không có gì lớn hơn tổ quốc.

Văn hoá không phải chỉ là đời sống của một dân tộc mà còn là những gì giữ lại được sau những tàn phá, lãng quên. Việt Nam quê hương ngạo nghễ sau 30 tháng Tư 1975 hẳn đã nằm trong danh sách các tác phẩm “văn hoá đồi trụy” mà Đảng tìm mọi cách để xóa bỏ, tận diệt.

Thế nhưng, như giọt nước rỉ ra từ kẽ đá và như bông hoa mọc giữa rừng gai, bài hát đã sống sót, đã ra đi và đã trở về. Để tồn tại, một bài thơ, một bản nhạc cũng phải trải qua những gạn lọc, những cuộc bỏ phiếu công bằng không chỉ của người nghe, người đọc dưới một chế độ chính trị nào đó mà còn của cả lịch sử lâu dài. Bài hát phát xuất từ tình yêu nước trong sáng như Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ sẽ ở lại rất lâu trong lòng tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và nhiều thế hệ mai sau.

Là một người thích tham gia các sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, bài hát mang tôi về thời trẻ tuổi của mình. Tôi còn nhớ, mùa hè 1973, khi còn là sinh viên năm thứ nhất, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cũng là nhạc sinh hoạt chính của trại hè sinh viên toàn quốc quy tụ đại diện sinh viên các trường đại học và cả sinh viên du học về nghỉ hè, do Bộ Giáo Dục Và Thanh Niên tổ chức lần đầu và có lẽ cũng là lần cuối tại trường Thiếu Sinh Quân, Vũng Tàu. Đêm trước ngày chia tay, chúng tôi không ai ngủ được. Ngày mai sẽ mỗi người mỗi ngả, chị về Huế, anh về Đà Lạt, em về Cần Thơ và đa số chúng tôi sẽ trở lại Sài Gòn. Cùng một thế hệ chiến tranh như nhau, khi chia tay biết bao giờ còn gặp lại. Những ngày tháng đó, cuộc chiến vẫn còn trong cao điểm.

Mỹ đã rút quân nên máu chảy trên ruộng đồng Việt Nam chỉ còn là máu Việt Nam. Thảm cảnh của mùa hè đỏ lửa chưa qua hết. Trên khắp miền Nam, đâu đâu cũng có đánh nhau, đâu đâu cũng có người chạy giặc. Mơ ước của tuổi trẻ chúng tôi là được thấy một ngày đất nước hoà bình, một ngày quê hương không còn nghe tiếng súng. Đêm cuối trại hè, chúng tôi ngồi quây quần thành một vòng tròn rộng quanh cột cờ trường Thiếu Sinh Quân và hát nhạc cộng đồng như để vơi đi những vương vấn, lo âu đang trĩu nặng trong lòng. Bài hát được hát nhiều nhất trong đêm đó là Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, và khi điệp khúc cất lên cũng là khi chúng tôi hát trong nước mắt:

Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương da thịt này cha ông miệt mài
Từng giờ qua cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi.
Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
Còn Việt Nam triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng.

Những giọt nước mắt của tuổi sinh viên nhỏ xuống xót thương cho dân tộc mình. Tại sao có chiến tranh và tại sao chiến tranh đã xảy ra trên đất nước chúng tôi mà không phải tại một quốc gia nào khác?

Mấy tháng sau, tháng Giêng năm 1974, bài hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã được hát vang trên đường phố Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ sau khi Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Những bản tin đánh đi từ Đà Nẵng, danh sách những người hy sinh được đọc trên các đài phát thanh làm rơi nước mắt.

Và hôm nay, ba mươi ba năm sau, trong cái lạnh mùa đông trên xứ người, những lời nhạc Việt Nam quê hương ngạo nghễ từ YouTube phát ra như xoáy vào tim. Tôi lại nghĩ đến các anh, những người đã hy sinh ở Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974, ở Trường Sa tháng Ba năm 1988. Các anh khác nhau ở chiếc áo nhưng cùng một mái tóc đen, một màu máu đỏ, một giống da vàng, cùng ăn hạt gạo thơm, hạt muối mặn, cùng lớn lên bằng giòng sữa mẹ Việt Nam, và cùng chết dưới bàn tay hải quân Trung Quốc xâm lăng.

Việt Nam, sau ba mươi ba năm “độc lập, tự do” vẫn chưa thoát ra khỏi số phận nhược tiểu bị xâm lược, vẫn chưa tháo được cái vòng kim cô Trung Quốc trên đầu. Việt Nam có một lãnh hải dài trên ba ngàn cây số nhưng thực tế không còn có biển. Cả hành lang Đông hải rộng bao la từ Hải Nam đến Hoàng Sa và xuống tận Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm. Nếu vẽ một đường cung dọc theo lãnh hải đó, ngư dân Việt Nam chỉ còn có thể đi câu cá ven bờ chứ không thể đánh cá như ngư dân Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay các quốc gia khác trong vùng biển Đông. Phía sau tấm bảng in đậm “mười sáu chữ vàng” hữu nghị thắm thiết giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là thân xác của ngư dân Việt Nam trôi bềnh bồng dọc các hải đảo của tổ tiên mình để lại.

Trong suốt dòng lịch sử, hoạ xâm lăng từ phương Bắc vẫn là mối đe doạ thường xuyên. Khác với các thời đại trước đây, cái bất hạnh của Việt Nam ngày nay không phải chỉ là mất đất nhưng mất đất mà không đòi lại được ngay. Cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất trong hàng vương tước nhà Trần chỉ có mỗi Trần Nhật Hiệu chủ trương “Nhập Tống” và lần thứ hai chỉ có Trần Ích Tắc và đám hầu tước Trần Kiện, Trần Văn Lộng, Trần Tú Viên chủ trương “Hàng Nguyên” nhưng ngày nay, về mặt lập trường quan điểm, Việt Nam có đến 14 Trần Ích Tắc và 160 Trần Kiện. Trận đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra tại Trường Sa năm 1988 theo tác giả Daniel J. Dzurek trong biên khảo “Xung Đột Trường Sa: Ai có mặt trước?” (The Spratly Islands Dispute: Who's on First?) chỉ kéo dài vỏn vẹn 28 phút và Việt Nam chịu đựng hầu hết thương vong. Với một giới lãnh đạo tham quyền cố vị và sự chênh lệch quá xa về kỹ thuật chiến tranh như thế, cuộc đấu tranh giành lại hai quần đảo sẽ vô cùng khó khăn.

Dù sao, tuổi trẻ Việt Nam, khác với các thế hệ Tân Trào, Pác Bó trước đây, thế hệ Hoàng Sa, Trường Sa ngày nay có nhiều cơ hội tiếp xúc, học hỏi và so sánh giữa chế độ các em đang sống với các tư tưởng tự do dân chủ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhờ đó, hy vọng các em sẽ có những chọn lựa đúng cho mình và cho đất nước phù hợp với dòng chảy của văn minh nhân loại.

Trong cuộc chiến Việt Nam dài mấy mươi năm Đảng đã sản xuất ra không biết bao nhiêu bài hát, bài thơ kích động lòng yêu nước nhưng tại sao các em không đọc, không hát nữa? Như một độc giả trong nước đã trả lời, đơn giản chỉ vì chúng nhạt nhẽo. Ý thức sâu sắc đó đã được thể hiện không chỉ trong khẩu hiệu các em hô mà ngay cả trong những bài hát các em hát. Sau những “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “Dậy mà đi”, “Nối vòng tay lớn” của những ngày đầu phong trào, các bạn trẻ trong nước đã đi tìm những nhạc phẩm nói lên lòng yêu nước trong sáng, tích cực, không bị ô nhiễm, chưa từng bị lợi dụng và họ đã tìm được Việt Nam quê hương ngạo nghễ.

Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng
Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời
Ôm vết thương rỉ máu ta cười dưới ánh mặt trời.

Mỗi khi nhắc đến những khó khăn đất nước, chúng ta thường nghe đến những "bất hạnh”, "nỗi đau", "tính tự ti mặc cảm", vâng đó là một thực tế hôm nay, thế nhưng dân tộc Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu, nước non bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” như Nguyễn Trãi khẳng định, không phải chỉ biết đau, biết tự ti mặc cảm mà thôi nhưng từ những nỗi đau đã biết lớn lên bằng tự hào và kiêu hãnh làm người Việt Nam. Chỗ dựa tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay không có gì khác hơn là lịch sử. Không thể làm nên lịch sử mà không cần học lịch sử. Lịch sử sẽ là vũ khí, là hành trang trong hành trình tranh đấu cho một nước Việt Nam mới, cũng như để xây dựng một Việt Nam tươi đẹp sau nầy.

Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên.

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ như giọt nước mắt bi tráng của tuổi trẻ Việt Nam ngày nào nhỏ xuống trên quê hương chiến tranh khốn khổ, đã bốc thành hơi, tụ thành mây và sau bao năm vần vũ khắp góc bể chân trời đã trở về quê hương qua ánh mắt của em, qua nụ cười của chị, qua tiếng hát của anh, hồn nhiên và trong sáng. Từ “vết thương rỉ máu” của một dân tộc đã từng bị nhiều đế quốc thay phiên bóc lột, lợi dụng và hôm nay còn đang chịu đựng trong áp bức của độc tài đảng trị, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cất lên như một lời khuyên, hãy sống và hãy vững tin vào lịch sử, sẽ có một ngày, sẽ có một ngày.

Trần Trung Đạo


Tro ve dau trang


=========================================
==========================================================
Người Đàn Bà
Trên Tàu HQ 502


Mời đọc một truyện cảm động Người Đàn Bà Trên Tàu 502 Chuyến di tản của Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502, một con tàu hỏng máy, đang trong thời kỳ sửa chữa, chở theo trên 5000 người, rời cầu tàu trong Hải Quân Công Xưởng đêm hôm 29 tháng 4 năm 1975 với bao nhiêu là khó khăn, hãi hùng, nguy hiểm. Hầu như trên mười năm sau đó, đã định cư ở Mỹ an toàn, nhiều đêm ngủ, thần trí tôi vẫn bị trôi theo cơn hốt hoảng kinh hoàng bởi chuyến đi này.

Trong những giấc mơ kinh dị đó, tôi vẫn thấy rất rõ rừng người đặc nghịt ở trên sàn tàu. Bầu trời thì đen thẫm, những ánh đèn xanh đỏ của những chiếc trực thăng vần vũ, nặng nề bay qua bay lại. Những đám cháy sáng rực bùng lên ở mấy góc trời. Kho xăng Nhà Bè trắng xoá, lấp loáng dưới ánh lửa đang cuồn cuộn bốc cao từ Căn Cứ Hải Quân .Những tiếng nổ oà vỡ bên tai, kéo theo những tiếng rít của những trái đạn rời nòng từ hai khẩu đại bác của Đặc Khu Rừng Sát. Con tàu ôm sát bờ lửa đạn ấy để vào nhánh sông Soi Rạp, bò ra cửa biển. Sáng ngày 30 tháng tư, con tàu liệt máy, buông trôi ở cửa sông. Biển ở trước mặt, sóng trắng xô xô từng đợt. Lại những đợt máy bay từ phía Sài Gòn túa ra. Nhũng chiếc trực thăng bay thấp, dọc theo hông tàu, thấp hơn chiều cao của đài chỉ huy chiến hạm. Cửa máy bay mở rộng. Chúng tôi thấy trong lòng máy bay chật ứ những đàn bà, trẻ con. Mấy bà già hướùng về chiến hạm, quy,ø cúi gập người, chấp hai tay mà lễ.

Trong khi đó viên phi công rà được tần số của chiến hạm. Bằng một giọng nói đầy khấp thiết :" Anh em Hải Quân ơi, cứu chúng tôi với. Chúng tôi được lệnh bay ra biển để đáp xuống tàu Mỹ. Nhưng tới điểm hẹn chỉ thấy biển mông mênh, tàu Mỹ đâu không thấy, nên phải quay về. Tàu tôi chỉ còn 5 phút xăng. Xin cứu chúng tôi, gia đình tôi, mẹ tôi..."Không cầm lòng được, Hạm Trướng Nguyễn văn Tánh và " Ban Tham Mưu " chấp nhận những khó khăn, bất chắc, đồng ý là cho trực thăng đáp xuống sân chiến hạm. Sân chiến hạm đông đặc những người, lùng nhùng những chiếc mền đủ màu căng ra che sương gió qua đêm. Nắng bắt đầu oi ả. Tất cả phải giải toả cấp kỳ. Mọi người phải xuống hết sân chiến xa. Sân tàu trống vắng. Chiếc trực thăng từ từ đáp xuống. Một chiếc. Lại một chiếc nữa. . .

Tới gần trưa ngày 30 tháng 4, ông Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng. Cả tàu mấy ngàn người xốn xang, cuống quýt. Có những tiếng khóc vỡ oà đâu đó. Một buổi họp khẩn cấp để đi đến quyết định : Bằng mọi giá phải thoát ra khỏi lãnh hải Việt Nam . Phải ra đi cho bằng được. Toán thợ máy kết hợp lạ lùng cố sửa chữa. Máy tàu nổ, một máy. Tàu ra được ngoài khơi, lết đến gần Côn Sơn, gặp được hạm đội mình ở đó. Lệnh từ Soái Hạm HQ 3 chỉ thị cho HQ16 tới kéo HQ502 đi.

Những đêm lừ đừ ở ngoài khơi, đoàn tàu vừa đi vừa đợi nhau. Những chiếc ghe đầy ứ người sáp vào chiến hạm. Không thể làm ngơ, tàu thả thang giây, lại vớt thêm người. Đêm xuống, hải đăng Vũng Tàu loé lên từng đợt như thách thức, như mời gọi,như những vẫy tay giã từ. Bờ biển quê hương đấy mà giờ đã trở nên kinh khiếp, chia lìa, đớn đau. Ngày đêm, qua làn sóng điện của đài Sài Gòn, không còn là những giọng nói thân quen, mà là những lời kêu gọi chát chúa, đe doạ của kẻ thù : ". . . quân, cán chính của nguỵ quân Sài Gòn mau mau ra trình diện ". Những ngày thiếu thốn, chật chội, chia nhau từng ngụm nước, từng nắm cơm chỗ sống, chỗ khê, chỗ thì thiu chua. Mấy ngày sau, bờ biển Phi Luật Tân hiện ra, núi non chập chùng đen thẫm. Lễ chào và hạ Quốc Kỳ VNCH lần cuối được diễn ra, đơn giản nhưng vô cùng nghiêm trang mà rất đớn đau. Lá Quốc Kỳ nền vàng ba sọc đỏ bacï màu từ từ được kéo xuống, cùng với hàng ngàn giọng hát, gìa, trẻ, nam, nữ cất lên, vừ a hùng tráng, vừa chất chứa những nghẹn ngào.

Những lời hát như trùm kín cả vùng trời biển nước mênh mông. Lời ca dứt. Những tiếng kêu khóc bỗng bùng vỡ. Nhìn đâu tôi cũng chỉ thấy những cặp mắt đầm đầm nước mắt. Trong những tiếng kêu khóc thảng thốt ấy, tôi thấy có tiếng kêu của một người đàn bà :" Oái, con ơi, con ơi. .

." . Trong tập bút ký viết về cuộc di tản này, tôi đã không quên ghi lại tiếng kêu thảng thốt, lạ lùng này. Taiï sao tôi lại không ghi những tiếng kêu khóc khác tràn ứ quanh tôi trên con tàu Thị Nại HQ 502 lúc đó. Tôi không trả lời đươc. Vì khi viết lại giây phút xúc động lịch sử này, tay tôi như chỉ tuân theo những gì mà thần trí tôi đã ghi dấu mà tự động viết ra. Viết ra như vẽ lại rất tự nhiên, không có một sự lựa chọn nào.

Nhưng bây giờ thì tôi hiểu. Tình cờ tôi đã hiểu . Có những hình ảnh tuy mờ nhoà, khi ẩn khi hiện, nhưng không bao giờ biến mất trong trí nhớ của tôi. Tôi không bao giờ quên. Tôi nhớ lại rồi. Tôi nhớ thật rõ. Tôi hiểu tại sao tôi lại ghi lại tiếng kêu này. Xin hãy cho tôi từ từ nhớ lại. Tôi bỏ chiếc xe hơi nhỏ ở ngoài cửa Hải Quân Công Xưởng, sát bên Bệnh Xá Bạch Đằng. Tôi đi đầu, hướng dẫn cả gia đình trên mười người, theo đoàn người lũ lượt chạy bộ dọc theo chiều dài của Hải Quân Công Xưởng. Vừa chạy vừa ngoái cổ nhìn trở lại để kiểm soát đoàn " rồng rắn" của gia đình. Chỉ sợ có người bị lạc. Lạc là vô cùng khốn khổ, khó khăn. Tìm đến cầu tàu trước Bộ Tư Lệnh Hạm Đội. Con tàu Thị Nại, HQ 502 nằm đó, vị trí một.

Bên ngoài con tàu này còn ba con tàu khác cặp song song. Tất cả bốn con tàu xám ngắt, hướng mũi phía hạ giòng. Người từ phía sau tràn tới. Như đã hẹn, tôi sẽ phải lên cho được con tàu này. Con tàu do bạn thân cùng khoá với tôi làm Hạm Trưởng, Hải Quân Trung Tá Nguyễn văn Tánh. Chúng tôi cũng đã hùn tiền mua thêm nhiều gạo, mì và những thức ăn khô chất sẵn ở tàu này. Nước lấy tối đa. Lúc này nước thuỷ triều dâng cao, bắt đầu xuống. Người ken sát nhau như gạch trên cầu tàu, nhích tới, nhích tới. Cái thang dài độc nhất dựng dốc ngược bên hông tàu. Tôi biết rằng khi khẩn cấp, chỉ cần thả hai mối dây là cái thang tự động tuồi xuống cầu tàu, lăn theo hai bánh xe ghì trên mặt đất, không một chút khó khăn. Tàu sẽ tách bến dễ dàng. Nhưng bây giờ rừng người đang ùn ùn tiến tới.

Những quân nhân, trai tráng thì tìm mọi cách bám vào thành tàu mà lên. Gia đình tôi tất cả mười ba người, con số tình cờ không vui, trong đó có hai ông bà nhạc tôi ốm yếu, bốn đứa con nhỏ dưới mười tuổi. Chúng tôi không có cách nào khác là phải leo ngược cầu thang nhỏ, dốc ngược này để lên tàu mà thôi. Tôi lên đầu tiên, bế trên tay thằng con út hai tuổi bụ sữa, nặng chĩu. Trên lưng đeo một ba-lô quần áo và các thứ cần dùng. Một tay sách cái va-ly nhỏ đựng đầy giấy tờ, bản thảo và hình ảnh. Rất nhiều hình ảnh. Cầu thang dốc và trơn, tôi khiến trượt chân. Cái va-ly trở nên nặng quá bung ra phía ngoài. Tôi buông tay, nắm vội vào sợi giây cable, cái va-ly rơi tòm xuống nước, mất tăm. Hai tay ôm chặt thằng nhỏ trong lòng.

Tôi cúi người xuống để ghì lấy mặt thang. Trong phút chông chênh đó có bàn tay ai rất mạnh giữ chặt lấy cánh tay tôi. Chỉ trong một sát na kinh khiếp đó, tôi gượng lại được và bò lên sàn tàu. Không biết cánh tay ấy của ai. Ai đã cứu bố con tôi. Đặt con xuống sàn tàu tim tôi còn đập bập bùng hồi hộp. Tôi quay lại cùng các em tôi kéo vợ tôi, hai ông bà nhạc lên tàu. Kiểm điểm lai " quân số " gia đình. Đủ cả. Tôi quay lại cầu thang, đứng chân trước chân sau thật vững trên sàn tàu. Một tay vịn vào hàng rào chắn, một tay chìa ra kéo những người đang trèo ngược thang lên. Bao nhiêu bàn tay tôi đã nắm. Có bao nhiêu bàn tay bè bạn thân quen, nắm chặt tay nhau kéo lên, buông ra với những nụ cười. Anh Trần văn Tâm, ( nhà văn Trần quán Niệm ), anh Nguyễn hưng Quảng, anh Nguyễn đa Phúc và bao nhiêu người nữa. Chúng tôi xúm nhau ở đó để tiếp tay, đỡ đần những người yếu đuối. Có bao nhiêu là những bàn tay già nua, hay non dại của những ai tôi chưa bao giờ gặp gỡ. Tất nhiên chúng tôi cũng đã chuyền, bế bao nhiêu là con trẻ ở tuổi các con tôi. Lúc kéo người lên như thế, cũng là lúc tôi nhìn xuống khoảng trống giữa thành tàu và cầu tàu, tôi không còn thấy cái va-ly của tôi đâu cả. Nước đã cuốn nó đi trôi nổi ở góc kẹt nào. Khoảng trống dọc theo thân tàu chỉ độ bốn mươi phân thôi, là bề dày của trái độn cao-su. Cái khe này hun hút đen thẳm dọc theo thân tàu dài hàng trăm thước. Dưới sâu là mặt nước, những làn sóng nhỏ, lấp lánh ánh đèn trôi đi, trôi đi. Tôi biết sức nước trông thế nhưng thật là mạnh mẽ.

Chân cầu tàu lù xù những vết xò hến, tác rưởi bám đầy. Nếu ban nãy tôi không có cánh tay nào bám lấy, ngã xuống đây. . .Mới thoáng nghỉ thế, toàn thân tôi như lạnh buốt. Tôi nghĩ đến con tôi. Đứa con út của tôi. Rời cầu thang quay gót trở lại với gia đình, tôi vừa quay gót, có tiếng người đàn bà thảng thốt kêu lên : " Con tôi, con tôi rơi . . . rồi. Oái con ơi là con ơi..." . Tôi quay phắt lại, người ta đen đặc, đang kéo người đàn bà vào sàn tàu. Ở phía cầu thang người vẫn cứ ùn tấn lên không dứt. Người đàn bà khốn khổ, mất con như mê đi, đang được người ta xúm lại chữa chạy, giựt tóc, bôi dầu. Hình như không ai quan tam gì đến số phận của đứa nhỏ vừa rời tay mẹ rơi xuống cầu tàu, mất tăm. Vô phương cứu tìm. Mà ai còn có thì giờ đâu để ngó xuống cái khe đen thẳm đó. Người càng lúc càng lên thêm, đứng đen đặc cả sàn tàu. Không ai biết, chẳng ai quan tâm đến cảnh huống bi thảm vừa mới xẩy ra. Đêm mỗi lúc mỗi sâu. Nỗi khốn khổ của người mẹ mất con như bay theo, mất hút giữa đêm đen mỗi lúc mỗi thêm kinh sợ.

Lên được trên tầu, tìm gặp bạn tôi, HQ Trung Tá Nguyễn văn Tánh, Hạm Trưởng, anh nhường phòng của anh cho gia đình tôi. Tôi ngần ngại, nhưng anh bảo : tôi còn cái phòng nhỏ trên Trung Tâm Hành Quân. Tạm yên tâm, tôi sát cánh cùng anh, tập họp tất cả những quân nhân có mặt, tìm mọi cách để đem tàu ra khơi. Người thì chật cứng ở sân boong chính, ở hầm chiến xa, và la liệt cả hành lang, mọi chỗ. Nhưng như anh Tánh sau này cho biết thì " nhân viên cơ hữu trên 100 nay
chỉ còn có 9 người..." Tình trạng chiến hạm thì còn đang sửa chữa : " Hai máy chánh ráp xong, nhưng chưa thử tại chỗ. Hai máy điện chưa được ráp song song. Bơm nước ngọt và bôm cứu hoả chưa ráp. Bình cứu hoả CO2 còn nằm trên Hải Quân Công Xương. Hai máy neo trước và sau bất khiển dụng. Sàn tàu cắt mở lối đem máy chánh lên chưa hàn lại". Biết bao nhiêu la trở ngại, khó khăn, nguy hiểm. Khi khởi động được máy thì tay lái bất khiển dụng. Giây cable lái bị cắt đứt. Nói ra không hết những nguy khốn của cuộc đi này. Bao nhiêu điều, bao nhiêu hình ảnh vẫn đầy ắp trong trí nhớ của tôi. Nhưng hình như tiếng kêu vô vọng, thảng thốt của người đàn bà khốn khổ đó đã thấm nhập sâu đậm vào trí não tôi. Lúc mờ lúc tỏ, nhưng tiếng kêu đó không bao giờ mất được trong tiềm thức của tôi. Khi có những sự tương quan, hình ảnh ấy sẽ tự động hiện ra mà lý trí tôi hình như không thể can dự vào. Và sự việc đã được xẩy ra rất tình cờ mới đây, gần 30 năm xa cách.

Trong một buổi gặp gỡ thu hẹp của mấy bà bạn cựu nữ sinh Trưng Vương của bà xã tôi tại San Jose , chuyện trò đang nổ như cái chợ, bỗng khựng lại, khi tình cờ chị D. N. nói : " Thế ra gia đình tao cùng di tản trên con tàu Thị Nại HQ 502 với tụi mày à. A, sao cả tuần lễ trên tàu mà mình không gặp được nhau. Ừ, người đông như kiến. Trên 5000 người. Khiếp thật !". Anh Ng., chồng chị N. nói:" Khi ở trên tàu tôi xung phong trong toán nhà bếp, nóng như cái hầm. Lúc có điện lúc không. Cơm nấu suốt ngày mà không đủ. Lúc sống, lúc khê.

Khi ra đi đại gia đình chúng tôi có 20 người. Nếu kể cả thằng cháu P. bị rơi ở cầu tàu là 21. Bây giờ tổng số đã là 40. . ." Lòng tôi như có điện giựt. Cả một khung trời kinh khiếp đêm 29 rạng 30 tháng 4 năm cũ lại hiện ra rõ ràng. Cái khe sâu dài dọc theo cầu tàu đen thẫm, lấp lánh những lượn sóng trôi đi, trôi đi. Tiếng kêu thảng thốt của người đàn bà :" con tôi, con tôi rơi rồi. . Oái con ơi là con ơi." Lạ nhỉ. Quả đất tròn thật. Tôi phải tìm gặp cho đươc người đàn bà ấy. Bà D. t. L, qua điện thoại kể lể :". . .một tay tôi cầm cái túi. Một tay tôi dắt thằng cháu P. bước lên cầu thang dốc ngược của con tàu. Người từ phía dưới cứ nống lên. Mà là người nhà mình cả chứ đâu. Gót giày tôi như kẹt vào khe cầu thang, chân tôi bỗng nghiêng đi, lao chao muốn ngã. Thế là tôi buông tay thằng nhỏ ra. Nó rơi ngay xuống khe tàu, mất tiêu. Tai tôi như chỉ còn thấy tiếng cháu kêu : mẹ L. . .. Tôi kêu lên, nhưng có ai giúp được gì đâu. Mà có ai thấy gì đâu mà giúp. Tay tôi bỗng trống không. Tôi được người ta kéo lên sàn tàu. Tôi mê đi chẳng còn biết gì nữa sất. Bên tai tôi cứ như loáng thoáng tiếng kêu của nó. Từ đó, nói ông bỏ quá đi cho, tôi cứ ngơ ngẩn, chả còn thiết gì nữa cả. Tôi nằm như chết ở sàn tàu, chả thiết ăn uống gì .

Khi đoàn tàu sửa soạn vào cảng ở Phi Luật Tân, mọi người lên sân chính để chào quốc kỳ lần cuối, trong tai tôi vẫn vang vang lời kêu của cháu : Mẹ L. ơi ... Vì thế, trong giờ phút ấy tôi bỗng oà khóc và kêu lên . . ."Vẫn lời kể của bà L. :" Lúc ấy cháu T t. P. được 6 tuổi rưỡi. Cháu nhờ trời cũng chịu ăn, chịu chơi nên cũng có da có thịt, chắc nịch. Mỗi khi cháu trái nắng, trở trời cháu cứ hay kêu : Mẹ L. ơi cứu P. Tôi không quên được tiếng kêu ấy của cháu, ông à. Tiếng kêu ấy cứ vang vang ở trong đầu tôi, hình như không lúc nào dứt. Lúc thức, lúc ngủ, lúc tụng kinh, không lúc nào tôi không nghe thấy tiếng kêu ấy của con tôi, nên tôi nghĩ rằng con tôi còn sống. Vì thế suốt mấy chục năm, ngày nào tôi cũng thắp hương cầu Phật Bà Quan Aâm cứu khổ cứu nạn phù hộ độ trì cho cháu. Sau này chúng tôi trở lại đạo, tôi hàng ngày lại cầu xin Đức Mẹ Maria che chở cho cháu. Tôi tin tưởng hoàn toàn vào đấng thiêng liêng và tôi vẫn tin rằng cháu còn sống ông à." Vẫn lời kể của bà L. :

"Rồi cách đây ít năm, người Việt Nam từ hải ngoại về nước mỗi lúc mỗi đông. Tôi cũng về thăm lại làng xóm, thăm thân nhân. Trong câu chuyện qua lại giữa bà con, có người nhắc rằng : nếu chị tin là cháu còn sống, thì phải có người vớt được cháu. Chị thử đăng báo tìm xem thế nào. Không thiếu những trường hợp thất lạc con cái, rồi người ta cũng tìm lại được đấy. Thế là tôi nhờ đăng tin tìm cháu ở báo Tuổi Trẻ, thì có 6 người cùng tuổi với cháu liên lạc với tôi. Người thì ở ngay trong thành phố Sài Gòn, người thì ở dưới quê. Cũng là người tử tế cả. Có anh nói : thôi con không qua Mỹ đâu. Đã có vợ con và sống ở đây quen rồi, mẹ có thương con thì cho con ít cây (vàng), con mua mấy mẫu ruộng.

Thì nghe thế biết thế, tôi cũng chưa có gì đích xác để quyết định cả. Trong 6 người nhận là con tôi, có một anh cao, giống thằng con tôi hiện ở Mỹ. Anh này hiện học nghề Đông Y, chưa vợ con gì cả. Với tôi anh ấy đối sử lịch sự, bình thường, không vồn vã mà chẳng đề nghị xin sỏ gì. Vì theo bà mẹ nuôi của anh kể lại thì câu chuyện khá dài, nhiều uẩn khúc lắm". Vẫn theo lời kể của bà L. : " Bà này giầu có lắm. Trước 75 bà là dược sĩ, có tiệm thuốc tây rất lớn. Bà đã có gần 10 người con do bà đẻ ra. Nhưng trong hoàn cảnh tang thương của thời loạn lạc, có mấy người không nuôi được con, đem cho bà, bà đều nhận hết. Bà săn sóc trên mười đứa con, con đẻ cũng như con nuôi, như nhau.

Đứa nào học được bà cho đi học. Nhiều đứa thành tài là kỹ sư, bác sĩ. Có đứa lớn lên xin về nhà bố mẹ đẻ, bà cũng vui lòng, còn cấp vốn liếng cho để làm ăn. Có đứa làm ăn thất bại lại bò lên xin ở lại với bà, bà lại nhận nuôi nấng cả gia đình vợ con nó như xưa. Bây giờ trong thời đổi mới, bà đang kinh doanh về ngành du lịch. Bà mua cả một khu rừng xây khách sạn, đắp núi non, vườn cảnh.

Trong đó có những nhánh sông, bà cho xây cây cầu qua lại thật là đẹp. Nói ra có lẽ khó ai tin được. Thật cái nhà của tôi bên Mỹ không bằng cái nhà xe của bà ấy. Bà ấy nói với tôi rằng thằng Mỹ do một bà bán chè ở bến sông Sài Gòn cho bà ấy. Thằng nhỏ này trôi trên sông Sài Gòn, có một người lái đò vớt được, đưa lên bờ. Thằng bé bơ vơ, rét mướt khóc quá xá, nên cho đứng tạm cạnh bà bán xôi chè, đợi bố mẹ nó tìm đến.

Nhưng chả thấy bố mẹ nó đâu, bà hàng xôi tìm đến bà dược sĩ bảo rằng : bà làm phước nuôi dùm thêm đứa nhỏ này. Hỏi bố mẹ con đâu, nó nói trong nước mắt : đi Mỹ rồi. Do đó bà dược sĩ mới đặt tên nó là Mỹ." Vẫn lời của bà L. :"Cái anh tên Mỹ này lớn lên trong gia đình bà dược sĩ. Dù không ai nhắc nhở, nhưng anh ta vẫn tin rằng sẽ có lúc anh ta phải qua Mỹ đoàn tụ với cha mẹ ruột. Thời gian vùn vụt trôi, gần ba mươi năm cơ hội chưa đến. Trong khi chờ đợi, anh ta quyết không lập gia đình, sợ lôi thôi khi đi đoàn tụ. Và để có một nghề qua Mỹ không cần học lại, anh ta học nghề đông-y-sỹ. Bà dược sĩ nói với tôi rằng, tuy là con nuôi, nhưng tôi thương thằng Mỹ như con ruột. Nó muốn gì, tôi không tiếc. Đấy cái cửa hiệu đông y đấy, rất khang trang, đủ mọi thứ thuốc, từ sâm nhung hảo hạng, đến các thứ quế đắt tiền, thứ gì tôi cũng đặt mua đầy đủ. Nó vừa sửa soạn là thầy lang vừa làm người bào chế, rất mát tay tuy chưa ra trường nhưng cũng đông khách lắm. Sang Mỹ chưa chắc gì đã có một cơ sở vững vàng như thế. Nhưng nó biết, nó tin là nó không ở đây lâu đâu.

Thế nào nó cũng qua Mỹ đoàn tụ với bố mẹ ruột của nó. Nó muốn thế, tôi cũng sẵn sàng giúp nó được toại ý khi cơ hội đến. Nếu nó thực sự là con bà, bà chứng minh được nó là con bà, tôi sẽ cố gắng tìm mọi cách để nó về với bà." Vẫn lời của bà L. :" Tôi trở lại Hoa Kỳ, tôi cứ nhớ cái thằng Mỹ này quá. Chắc chắn nó là con tôi. Nhưng bảo rằng chứng minh cụ thể thì tôi chưa có cách. Tôi có đem chuyện này hỏi ông bác sĩ gia đình. Oâng bác sĩ nói rằng : Dễ lắm.

Nếu nó là con bà, chỉ đem đi thử máu, thử DNA là ra ngay. Thì cái vụ thử nghiệm này thì chắc rồi. Nhưng tôi lại không muốn làm thế. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, nhờ tôi thành tâm lễ bái, khẩn cầu, nên đấng thiêng liêng đã đưa đẩy cho tôi tìm thấy cháu. Bây giờ lại đem thử nghiệm thì có khác gì không tin vào đấng linh thiêng nữa, nên tôi không làm. Nghe thế, ông bác sĩ ngồi thừ ra hồi lâu rồi hỏi tôi. Nếu nó là con bà, thì nó không giống ông bà cái tai, cũng phải giống cái tóc chứ Bà nhìn nó bà có thấy nó giống ai trong nhà không, chắc là phải giống ông nó nhà tôi. Khốn nỗi ông nhà tôi sang bên Mỹ được ít năm thì mất. Oâng mất cũng là tại tôi một phần. Oâng cứ cằn nhằn tôi bao nhiêu năm : sao đang nắm tay nó bà lại buông tay ra. Làm gì cũng phải có ý có tứ chứ. Nắm thật chặt tay thì nó đâu có rơi được. Đành rằng thế, nhưng nào tôi có muốn buông tay ra đâu. Trời xui đất khiến nó hoá như thế, chứ có người mẹ nào lại nỡ buông con ra cho nó rơi xuống sông hở ông. Thế là bao nhiêu năm đằng đẵng xót sa, rồi ông ấy mất. Lúc mất hình như ông ấy còn gọi trên nó trong phút lâm chung. Thế là bao nỗi cay đắng đổ cả trên đầu tôi. Thôi thì trăm sự tôi trông vào đấng linh thiêng, Đức Quan Thế Aâm khi trước và bây giờ là Đức Mẹ Maria. Đêm nào tôi cũng thắp hương, cầu khẩn." Vẫn lời bà L. :

"Tôi thẫn thờ đau khổ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến nó. Còn thằng em nó hầu như tôi quên bẵng để mặc cho ông nhà tôi trông nom. Nhà tôi mất đi, trên bàn thờ bây giờ có hình ông ấy nhà tôi nữa. Hàng ngày khi đọc kinh, nhìn hình ông nhà tôi trên bàn thơ,ø tôi bảo : Ông có khôn thiêng thì ông mách bảo cho tôi tìm ra thằng P. Một hôm, em thằng P. đi đánh banh về, từ trong nhà tắm đi ra, nó ngồi trước mặt tôi, lấy khăn lông lau đôi bàn chân. Nó lau kỹ lắm, khiến tôi chú ý. Sao mà hai ngón chân cái của nó lại xoè ra như người Giao Chỉ ngày xưa. Tôi hỏi nó sao thế. Nó bảo thì ngón chân con nó thế. Đi giầy thì hai ngón chân cái ép lại. Để chân không, nó lại xoè ra. Tôi trở lại Việt Nam , trở lại nhà bà dược sĩ. Bà vẫn ân cần, niềm nở đón tôi, và vẫn một mực nói : tôi sẽ trả con cho bà, với điều kiện bà phải chứng minh được nó địch thực là con bà.

Thì cũng là tình cờ thôi, hôm ấy thầy-lang-Mỹ lội xuống khúc sông trước nhà, bơi, tắm. Tắm xong, lúc ngồi ở nhà ngang anh ta ngồi lau chân, trời ơi, hai ngón chân cái của thằng Mỹ cũng xoè ra như thằng con tôi, em nó ở bên Mỹ. Không sai được nữa rồi. Tôi bỗng bật khóc và kêu lên P. ơi, con ơi. Thầy-lang-Mỹ trố mắt nhìn tôi. Bà dược sĩ cũng thảng thốt, đứng lên. Ba chúng tôi ôm choàng lấy nhau, nước mắt chan hoà. Thằng P. ôm tôi và nói : con là P. của mẹ đây, mẹ L. ơi. Bà dược sĩ thì bảo : " Sao trước đây bà không cho tôi biết tên nó trước đây là P.." Vẫn lời bà L. :" Bà dược sĩ nói rằng : hàng ngày chúng tôi kêu nó là Mỹ.Nhưng những khi đau ốm, mê sảng, nó đều kêu : Mẹ L. ơi cứu P.

Nhưng quả đúng 100% nó là con bà, bà dược sĩ lại hỏi tôi, vừa cười vừa nói, trong người nó có vết tích gì đặc biệt không. Tôi đáp ngay : mông đít nó có một vết chàm. Thế là chúng hai chúng tôi lại ôm lấy nhau lần nữa. Và lần này thì bà dược sĩ dành dọt nói : Đúng thằng Mỹ đây, khi bé có trên là P. Nó đích thực là con bà. Tôi dàn dụa nước mắt xà lại ôm lấy P. Hai mẹ con chúng tôi ôm nhau thật chặt. Tôi bấu vào vai nó. Tôi nắm chặt cánh tay nó. Không rời ra được nữa đâu. Và trong lúc xúc động này, tôi lại hốt hoảng kêu lên : Oâi, con ơi, con ơi. . ." Tôi buông P. ra, buông con tôi ra, tôi chấp tay, đọc thầm một đoạn kinh tạ ơn Chúa, tạ ơn Trời, Phật .Nước mắt tôi tuôn như mưa.

Tôi quỳ xuống, tôi vái tứ phương. Tôi gọi tên nhà tôi. Oâng ơi, tôi tìm thấy con. . . rồi. Hai mẹ con tôi quay lại, thấy bà dược sĩ đứng nhìn chúng tôi, mếu máo với hai hàng lệ chảy. Chúng tôi, mẹ con tôi tiến tới, choàng tay ôm chặt bà vào lòng. Tôi nói : Bà ơi! Bà là ân nhân của chúng tôi, bà mới thật là mẹ nó. Trời, Phật đã dẫn dắt nó là con bà. Con tôi cũng nói : Con xin đa tạ mẹ…. .

Thật, chưa bao giờ tôi vui sướng như thế mà cũng khóc nhiều như thế. Và cũng chưa bao giờ tôi tin tưởng mạnh mẽ như thế vào sự huyền diệu của các đấng thiêng liêng." Cho đến khi chúng tôi viết những giòng này thì Bà L. dã hoàn tất mọi thủ tục để đưa người con trai tên P. sang Mỹ đoàn tụ với gia đình. Khi mọi việc đã xong, tên tuổi những người liên hệ sẽ được in đầy đủ trong bài viết. Gần 30 năm đã qua. Một thời gian đủ dài để một thế hệ được sinh ra, lớn lên và trưởng thành.
Những con em chúng ta khi ra đi còn bé dại, nay đã không thiếu những người thành tài, có mặt trong hầu hết những sinh hoạt cao cấp nơi quê hương mới, là niềm vui sướng và hãnh diện cho cha mẹ, cho cộng đồng. Nhân câu chuyện trên, người viết đang thu thập những gương thành công của con em những gia đình ra đi trên Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502, để viết thêm vào phần cuối cuốn bút ký di tản này, như phần thưởng cho lòng can trường, liều chết ra đi vì Tự Do, vì tương lai của con cái. Rất mong được đón nhận những kết quả đẹp đẽ của những ai cùng đi trên chuyến tàu trên.

Mọi liên lạc xin gửi về cho người viết, PO Box 888 , La Jolla , Ca 92088. Đt : (858) 484-9193 E Mail tphan2@san.rr. com
Bài viết có thể viết bằng tiếng Việt hay tiếng Anh.
Nếu không có gì trở ngại, cuốn bút ký di tản của tác giả và những gương thành công của con cái chúng ta di tản trên Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502 sẽ được xuất bản để kỷ niệm 30 năm di tản.

Phan lạc Tiếp
Vài hàng về nhà văn Phan lạc Tiếp Ông Phan lạc Tiếp nguyên là một Hạm Trưởng, một nhà văn. Đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông đã tận lực hỗ trợ vị Hạm Trưởng chiến hạm HQ 502, rời bến đem theo trên 5000 đồng bào thoát được ra khơi. Cuối năm 1979, khi làn sóng người vượt biển lên cao, và thảm nạn của thuyền nhân trở nên khủng khiếp nhất, ông đã cùng Giáo Sư Nguyễn hữu Xương thành lập Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển ( Boat People SOS Committee ). Liên tục trong 11 năm hoạt động, Uỷ Ban này hợp tác với những tổ chức nhân đạo thế giới, đem tàu ra Biển Đông, cứu vớt được 3103 thuyền nhân, và xin định cư cho hàng ngàn đồng bào tại các quốc gia đệ tam. Mới đây Quốc Hội Tiểu Bang California , Hoa Kỳ đã gửi đến tặng nhà văn Phan lạc Tiếp một bằng tưởng lệ, viết : California State Assembly Certificate Of Recognition presented to TIEP LAC PHAN In honor of Your Hard Work and Accomplishments in becoming a Proud Member of our community. Your Dedication to your Community is Greatly Apprreciated
==================================
=====================================================
Tôi Là Người Việt Nam !
Tôi là người Việt Nam!
Tôi là người Việt Nam!
Tôi là người Việt Nam!


Vi Nhân
:

Lặp đi lặp lại câu này ba bốn lần trong đầu và tôi cảm thấy đau lòng. Đau đứt ruột.

Tôi vừa xem xong Thúy Nga Paris by Night 99, chủ đề “Tôi là người Việt Nam“. Rất nhiều người Việt Nam thành đạt trong mọi lãnh vực, chính trị, khoa học, kinh tế, tôn giáo, v.v… trên khắp thế giới Mỹ, Úc, Gia Nã Đại, Âu Châu được tuyên dương trong chương trình này. Những cá nhân đó với những thành tựu liệt kê xem ra đáng khâm phục. Họ đã vượt qua bao khó khăn cực nhọc trong tiến trình di cư hội nhập và sinh sống ở xứ người để có ngày hôm nay. Sức phấn đấu, trí sáng tạo, lòng tự tin, tính kiên nhẫn, tinh thần tự lực cánh sinh đã giúp họ đạt những thành quả vượt bực. Đó là những tấm gương sáng chói về thành công đường đời trên phương diện cá nhân.

Tôi là người Việt Nam. Nhưng sao lời khoa trương “tự hào dân tộc” hoặc hãnh diện là người Việt Nam này cũng làm tôi cảm thấy ngượng ngùng khi ngắm nhìn các thành tích của các cá nhân đó trong chương trình này. Có lẽ tôi lại thêm một chút gì xấu hổ thì đúng hơn khi “thấy người sang bắc quàng làm họ”. Vì những thành đạt của họ đâu ăn nhập gì đến cá nhân tôi! Tôi cũng chưa nhìn thấy những thành công với kích cỡ này đã mang lại ảnh hưởng tích cực gì cho dân tộc Việt Nam.

Ngược lại, ở xứ người này “một người làm quan cả họ được nhờ” thì cũng chẳng phải là một điều gì hay ho cho lắm. Hoa Kỳ, Úc, Gia Nã Đại, Pháp, Anh, Đức có chắc hãnh diện vì có những gương công dân di dân gốc Việt sáng chói đem lại thịnh vượng cho đất nước của họ? Hay lại trở thành oan khiên của diễn luận và huyền thoại “tấm gương dân thiểu số” (model minority), và là tấm bia gián tiếp dẫn đến những vụ giết người vì phân biệt ghen ghét (hate crime)? Chất xám của những người di dân đến các nước này có điều kiện để phát huy, và giúp tài năng họ nẩy nở tạo ra những thành tựu xuất chúng thì cũng là tất nhiên, nhưng dựa vào đó mà ôm lấy làm tự hào dân tộc Việt Nam ư?

Tôi là người Việt Nam. Rất nhiều lời kêu gọi “Tràng pháo tay cho mẹ Việt Nam”, “Yêu tổ quốc, dân tộc Việt Nam” trong chương trình này. Quả là những lời kêu gọi tình tự ngọt ngào đứt ruột! Khúc ruột ngàn dặm này chẳng đã từng bị cắt vất bao năm, sình chướng ở xứ người. Người Việt nào chẳng yêu mẹ Việt Nam. Nhưng thôi, đừng bắt mẹ Việt Nam phải hy sinh mãi mãi. Đừng bắt chị, bắt em bán thân đợ nợ. Đừng bắt trẻ, bắt già học giáo điều thối rữa. Chúng đã cắt da xẻ thịt mẹ đem cho kẻ “lạ”. Chúng từng thế chấp mẹ cả trăm năm ở rừng đầu nguồn. Chúng không ngừng đào bới lưng còng mẹ, rút tủy tài nguyên. Chúng còn đè lưng cưỡi cổ anh em con, mẹ Việt Nam ạ. Tất cả cho kẻ “lạ”! Còn anh em thì sống chết mặc bay. Chúng lại hành hung, khủng bố, giam cầm người con nào muốn bảo vệ mẹ. Mẹ là mẹ của tất cả các con chứ đâu phải riêng gì của chúng! Chúng lại bảo các con cần đóng góp nuôi dưỡng mẹ. Và cũng chính chúng trâng tráo hàng ngày rút máu mẹ bán trước đã. Các con càng thương mẹ bao nhiêu, thì chúng càng bòn rút mẹ bấy nhiêu. Chúng giết mẹ rồi. Con sói lang lấy chăn phủ người, lấy khăn che mặt.Nhưng chúng con dù là cô bé quàng khăn đỏ ngây thơ cũng biết mẹ là mẹ. Mẹ đâu có mắt lồi hung dữ, mẹ đâu có răng nanh nhọn hoắt, còn hôi mùi thịt, còn tanh mùi máu. Chúng bảo “Trung với Đảng!” Không! Một trăm lần không, một ngàn lần không. Đảng không là tổ quốc! Đảng chẳng bao giờ là tổ quốc.

Tôi là người Việt Nam.Những câu ca dao, tục ngữ “lá lành đùm lá rách”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy là khác giống nhưng chung một giàn” lan chảy trong huyết quản, nằm lòng từ thuở cắp sách tới trường qua các bài học đức dục. Ai mà không yêu tổ quốc, dân tộc. Tuy nhiên, lòng yêu tổ quốc không thể để bị bán tráo cho một chủ thuyết lai căn vô nhân bản.

Tình đồng hương, đồng bào, nhân loại hiện nay đang được khai hoa, rộ trái qua các tổ chức thiện nguyện và bất vụ lợi. Hoạt động của khá nhiều đoàn thể này tạo một cơ cấu, một thuật loại tổ chức sinh hoạt tạo thuận lợi cho các đóng góp giúp đỡ từ mọi người. Họ làm với mục tiêu chuyên biệt và tập trung trong một lãnh vực. Thật đáng quý, đáng trọng biết bao. Mục tiêu của các tổ chức thiện nguyện này nhằm nâng đỡ người nghèo khổ, hoạn nạn, bất hạnh. Đó là cơ chế giảm, bù trong xã hội với nhiều hố cách biệt. Giảm đói, giảm nghèo; bù thiệt thòi, thiếu thốn. Tuy nhiên, các tổ chức thiện nguyện và bất vụ lợi thật ra chỉ là một cơ chế phụ trong một quốc gia, nhà nước. Vì sao?

An sinh xã hội trước hết phải phát xuất từ chính sách của quốc gia và trách nhiệm của nhà cầm quyền đương thời. Quốc sách “cơm no, áo ấm” cho toàn dân bao giờ cũng phải thật sự là điều nằm lòng trong tiềm thức và chủ tâm của người lãnh đạo. Chứ không phải trên đầu môi, chót lưỡi của cái loa tuyên truyền thuộc một nhà nước “xã hội chủ nghĩa” nhưng chẳng màng gì đến phúc lợi xã hội. Giáo dục công cộng đã bị lụn tàn và giờ đây lại đẻ ra vô số khoản “lệ phí” đòi hỏi từ cha mẹ học sinh. Y tế công cộng thì trở chiều bệnh hoạn một khi giới “lương y như từ mẫu” lúc nào cũng hạnh hoẹ “đầu tiên” (tiền đâu?) trong từng khâu, từng phòng.

Tôi là người Việt Nam. Bản thân tôi cũng đã đóng góp gián tiếp, trực tiếp ở các tổ chức thiện nguyện địa phương cũng như các hội xuyên quốc gia về đến Việt Nam. Điều này không mấy phiền khó. Thật dễ để đóng góp tài chánh cho tổ chức thiện nguyện, và cũng không lắm nhọc khi bỏ chút công sức tham gia quyên tiền, hoặc trực tiếp đến tận nơi giúp đỡ người hoạn nạn. Các tổ chức thiện nguyện luôn tạo điều kiện dễ dàng cho mọi người đóng góp—gián tiếp hoặc trực tiếp. Kiểu nào cũng có cả. Ai cũng có thể cảm thấy tâm hồn mình yên ổn trong nghĩa cử nhỏ đó. Làm việc phước đạo hạnh thì được phước. Chúa Giê-su đã phán, Phật đã dạy thế kia mà.

Ở các nước phương Tây và Bắc Mỹ, cơ chế vô vụ lợi này đã được sản sinh đi song song với dòng tư hữu hóa các hoạt động công ích cho phúc lợi của người dân. Chính quyền tự động hết phải lo nhiệm vụ gánh vác phúc lợi xã hội và để cho cả hai khối “tân bảo thủ” (neo-conservative) và “tân tự do” (neo-liberal) đảm nhiệm việc xã hội nhưng đi theo luật thị trường. Chưa kể hết là những tệ nạn cấp mới của thành phần tự xưng thiện nguyện tốt bụng vô vụ lợi để che giấu những động cơ hám danh, thủ lợi đằng sau tấm màn sân khấu vì trò chơi chính trị của tranh giành ngân quỹ. Tệ nạn này được gọi chung là “hội chứng tập đoàn kỹ nghệ vô vụ lợi” (the non-profit industrial complex) giống như tệ nạn “hội chứng tập đoàn kỹ nghệ nhà tù” (the prison industrial complex) từ thế kỷ trước vẫn đang tiếp diễn.

Ca dao Việt Nam có câu “dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người”. Công việc thiện nguyện thật ra có tính chất xoa dịu tạm thời vết thương cấp bách, giảm bù những thiếu sót của xã hội mà thôi. Y thể như một nhà phát chẩn ở đâu đó đến cho những người nghèo đói tạm qua bữa, qua ngày. Xã hội nào mà người đứng xếp hàng trước nơi phát chẩn càng ngày càng dài và khi nhu cầu phát chẩn càng ngày càng tăng thì cái phước huệ đóng góp đó cần phải được suy nghĩ lại. Nhắm mắt làm phước thì dễ, nhưng mở mắt để nhìn bất công tạo đau khổ khốn cùng thì khó. Sao không ai chất vấn nguyên do gì số người đó càng ngày càng tăng trong khi cũng một số không ít người nhà sang cửa rộng, đô thị cao lớn, xe bóng loáng, tiệc tùng hoành tráng, áo xiêm lộng lẫy?

Đang còn biết bao những người “rơm” ngủ rừng ngủ bụi xứ người, những người lao động không tên tuổi chết vùi trên đất khách, những em thơ làm nô lệ tình dục khi chưa biết mộng mơ. Cơ chế nhà nước thế nào thì kết quả cho con dân của xã hội thế đó. Giàu nghèo là chuyện đương nhiên, nhưng làm gì mà một bên thì giàu nứt vách đổ tường, và còn lại thì nghèo rớt mồng tơi phải là một câu hỏi lớn.

Những tên trưởng giả mới này là ai? Là con ông cháu cha, là con cháu các cụ.[1] Họ cũng xếnh xáng để “tên tuổi” nằm đầu bảng đóng góp thiện nguyện, nhưng trước đó thì họ đã vơ vét vào riêng, để rồi chỉ thí “cô hồn” chút ít hầu đánh bóng tín chỉ đạo đức của mình.

Những người nô lệ mới này là ai? Là nông dân mất ruộng, là công nhân mất việc, là ngư dân mất thuyền. Như trong chuyện ngụ ngôn về người ở cuối nguồn, chúng ta phải hỏi xem “Chuyện gì xảy ra ở đầu nguồn? Nguyên do nào mà các thi thể trôi dạt từ thượng nguồn xuống hạ lưu?” Khi hiểu và giải quyết được nguyên nhân từ thượng nguồn thì không còn vấn đề xẩy ra dưới cuối nguồn.

Tôi là người Việt Nam. Một đất nước bị đô hộ ngàn năm giặc Tàu, làm thuộc địa thực dân Pháp trăm năm, làm công cụ và lệ thuộc Mỹ, Nga, Tàu nhiều thập niên kéo dài cho đến hiện tại. Đã có một thời, toàn dân đã đứng lên trong phong trào giải thực với tinh thần dân tộc để giành lại độc lập. Nhưng vô số những người yêu nước đó, cha ông chúng tôi, đã bị bán đứng, bị thủ tiêu, bị kết án, bị đấu tố, bị kềm kẹp. Họ bị kẻ lừa bịp treo đầu dê bán thịt chó. Chúng đã treo bảng “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” nhưng bán ép chủ nghĩa “cộng sản” độc tài Stalinist, Maoist vô thần, bất nhân. Nay chúng lại treo bảng “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nhưng món hàng thực chất là độc tài đảng trị, tư bản bè phái, đặc quyền, đặc lợi cho thiểu số cầm quyền và những kẻ quỳ lụy ăn theo.

Tôi là người Việt Nam. Chúng tôi được mang kèm thêm tên “tị nạn cộng sản”. Bây giờ chúng tôi lại “được” dán mác “khúc ruột ngàn dặm”, “kiều bào”, “Việt kiều yêu nước”. Họ bảo chúng tôi thiếu thông tin, thiếu hiểu biết. Họ bảo chúng tôi đừng mặc cảm nữa. Tại sao mặc cảm? Mặc cảm gì? Mặc cảm phe chiến bại ư? Mặc cảm bọn “phản quốc” bỏ nước ra đi ư? Làm gì có! Chúng tôi chẳng có mặc cảm, và luôn tự hào đã dám bỏ tất cả, chấp nhận tù đày và hiểm nguy trên biển cả sống vất vưởng để đi tìm tự do. Một tự do mà chính quyền nhà nước cộng sản đã tước đoạt, không cho phép. Tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do đảng phái, tự do báo chí, tự do công đoàn. Chúng tôi không chấp nhận thứ tự do trong cũi, tự do đi lề bên phải, tự do làm con vẹt theo “chỉ đạo” của Đảng Cộng sản trong một nhà tù lớn.

Họ ve vãn bảo muốn hoà hợp, hoà giải với chúng tôi. Dân tộc, đồng bào, anh em của chúng tôi thì chẳng có gì để sinh ra phải hoà giải với nhau vì chúng tôi tự nhiên thương yêu nhau. Riêng với Đảng CSVN, chúng tôi cũng có thể sẵn lòng gạt bỏ mọi chuyện trong quá khứ để tiến tới tương lai. Nhưng chúng tôi không thể quên dĩ vãng này.Vì chúng tôi cần phải nhớ, phải mở mắt để thấy và kiểm định những việc đang xảy ra trong hiện tại và diễn tiến vào tương lai. Khi Đảng CSVN còn độc tôn lãnh đạo, cố bám chặt đặc lợi, đem đặc quyền cho bè nhóm thì những lời kêu gọi hoà hợp, hoà giải thật ra chỉ là một trò bịp. Tôi không thể nhắm mắt tự hào mình là người Việt Nam như thể trò bịp ấy không hề xẩy ra.

Tôi là người Việt Nam. Tôi sẽ hãnh diện là người Việt Nam với tự hào dân tộc khi đất nước dân tộc tôi thay đổi và phát triển theo chiều cấp tiến xã hội – mọi người được cơm no áo ấm, các trẻ em có tuổi thơ mơ mộng trong hệ thống giáo dục phổ thông miễn phí, những nông dân có ruộng để cày cấy, những công nhân được công đoàn lao động và luật pháp bảo vệ, các văn nghệ sĩ được tự do sáng tác và xuất bản, người khuyết tật, già nua được an sinh xã hội và y tế công cộng chăm lo, và trên hết mọi công dân được tự do bình đẳng dưới một nhà nước dân chủ pháp trị trong tinh thần dân tộc, nhân bản.

© 2010 Vi Nhân
© 2010 talawas

[1] Vietnam’s New Money (BILL HAYTON JANUARY 21, 2010, Foreign Policy)

Nguồn: Talawas.org
=============================================
======================================================

NIỀM ĐAU SAU CUỘC CHIẾN

Linh Vũ : Mar 19 - 2008



Cali Today News - Phải chăng cuộc sống chỉ là những chuỗi ngày của khổ đau và con người thì ngụp lặng trong vô thường không biết thế nào là hạnh phúc, yêu thương. Nhìn bức hình của nhiếp ảnh gia Jonh Moores đoạt giải thưởng Pulitzer trong ngày lễ chiến sĩ trận vong, với hình ảnh người con gái nằm úp mặt bên bia mộ người hôn phu đã làm lòng tôi chùng xuống một nỗi buồn. Tôi chợt nhớ về những tháng ngày trong quân đội, những lao đao của tuổi trẻ trên đất nước nghèo nàn, những tình yêu vỡ vụn đầy xót xa thời chinh chiến. Hôm nay đã hơn ba mươi năm, kỷ niệm chiến tranh đã mờ dần theo năm tháng, còn nhớ chăng cũng chỉ là những xót xa cho thân phận một kiếp người. Chiến tranh mãi mãi là điều phi lý, có lẽ những người lính sau cuộc chiến đều nhìn thấy rõ bề trái của chiến tranh và câu trả lời chính xác cho chính họ và lịch sử.

Chúng ta hãy nhìn bức ảnh một cô gái trẻ với đôi vai trĩu nặng niềm đau và nỗi chết, nằm úp mặt trong một nghĩa trang vắng lặng bên bia mộ người hôn phu với hai dòng nước mắt. Đó có phải là hào quang chiến thắng hay chỉ là sự phi lý và cay nghiệt của chiến tranh?

Theo nhà văn danh tiếng Benjamin Disraeli đã viết: “Mọi người sinh ra là để yêu thương. Đó là nguyên lý và là cứu nhân của cuộc sinh tồn” Nếu trên địa cầu này ai cũng hiểu như vậy thì làm gì trên quả đất có những hố bom, có xe tăng, hỏa tiễn, có đầu rơi máu đổ, có hằng triệu vành khăn tang và tiếng kêu khóc thảm thiết trong suốt 21 thế kỷ qua.

Tình yêu luôn gắn liền với cuộc sống, có yêu thương con người mới tìm được nguồn hạnh phúc. Chiến tranh là hành động của tội ác, là sự phi lý và tàn phá trên địa cầu. Từ lúc có chiến tranh con người luôn gánh chịu nhiều khổ đau hơn là hạnh phúc, hỗn loạn hơn là bình an.

Anh hùng cố Trung Sĩ James Regan đã nói lời rất khí khái đậm tình tổ quốc sau vụ 911 “ Nếu tôi không đi lính thì ai đi?” anh đã không đi học khóa sĩ quan mà vào trường HSQ để nhanh chóng qua Iraq chiến đấu. Anh là người thanh niên đầy nhiệt huyết sống vì người khác nhiều hơn là ích kỷ cá nhân. Anh là một sinh viên năng động với tương lai đầy hứa hẹn. Nhưng sau khi James Regan hứa hôn với cô sinh viên Y Khoa xinh đẹp Mary McHugh trường Đại Học Emory. Anh lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi bảo vệ quê hương chống khủng bố. Tình yêu chưa trọn vẹn, ngày về của anh không phải là vòng hoa chiến thắng của người yêu nơi hậu phương mà là màu cờ phủ chiếc áo quan. Anh tử trận tháng 02/2007 bởi một quả bom oan nghiệt bên lề đường ở chiến trường Iraq.

Rất tiếc, anh James Regan và nhiều người lính khác chỉ có quyền tuân theo mênh lệnh mà không có quyền nói lên tiếng nói đúng sai. Anh vì tự ái dân tộc, vì muốn bảo vệ quê hương mà không cần tìm hiểu nguyên nhân ai là người đã gây nên cảnh kinh hoàng trong ngày 911 và lý do tại sao họ phải hy sinh mạng sống để làm những việc như vậy trên quê hương anh, câu hỏi được đặc ra và hình như đã có câu trả



Chiến tranh là lý do ngụy biện là sự kiện liên kết trong mưu đồ chính trị và chiến lược trên lợi ích Quốc Gia và tham vọng bá vương. Điều đó ai cũng biết, nhưng đến khi nào thì lịch sử sẽ trả lời đây?

Anh James chết đi với những tấm huy chương lóng lánh, với những phát súng lệnh, với lá cờ danh dự, với bản tuyên dương cao quí, nhưng những thứ đó không thể nào lau khô được giọt lệ trên đôi má người hôn thê thanh xuân cô Mary McHugh. Còn nỗi đau nào hơn khi cô mất đi người yêu vĩnh viễn và có ai thấy được giấc mơ nhỏ nhoi trong cuộc đời người con gái đã tan theo dòng lệ khổ đau. Cô đã sụt sùi thốt lên “ Thôi rồi còn đâu nữa những ước mơ là sáng thức dậy thấy anh vẫn nằm bên em”Than ôi ! ước mơ thật bình thường nhưng đó là một sự thật của cuộc đời, sự cần có trong đời sống thật đơn sơ nhưng đủ để cho con người hạnh phúc.
Anh James ra đi đã bỏ lại sau lưng người hôn thê trẻ đẹp, anh hy sinh cho Tổ Quốc vì lý tưởng làm trai. Nhưng sự hy sinh đã đổi lại bằng những dòng lệ xót xa trong mắt Mary. Anh sẽ không bao giờ nghe được tiếng bước chân buồn bã của Mary mỗi ngày trên khuôn viên trường Đại Học. Và hôm nay bên nấm mộ tiêu điều vắng vẻ ở nghĩa trang đang có người con gái úp mặt trước mộ, gọi tên anh nức nở. Anh James có nhìn thấy người con gái với chiếc áo đầm trắng mỏng lớm chớm những đóm hoa mà vài tháng trước đây anh đã từng sánh bước bên nhau trong những ngày hè nắng ấm. Chiếc áo còn đó, mớ tóc búi cao với chiếc cỗ trắng nõn nà đang nằm trước mộ anh hôm nay, nhưng anh không còn thấy nữa. Bây giờ là nghĩa trang tĩnh mịch, chỉ còn lại Mary với bó hoa đã héo khô, một chiếc ví tay quen thuộc chứa ngập nỗi buồn, một vài cọng cỏ úa vàng bay lơ thơ theo chiều gió bên cạnh bia mộ thật vắng lặng của ngày cuối đông.

Khi người yêu đã chết tức là chiến tranh cho cá nhân McHugh đã kết thúc mà tàn tích còn lại chính là nỗi đau, là nỗi buồn, là nỗi xót xa cắt xén con tim qua từng ngày tháng của cuộc đời nàng. Con người chỉ muốn được sống trong một thế giới đơn giản, an bình với tình yêu thương. Vinh danh và lý tưởng phải chăng là ngôn từ lừa đảo đầy hào nhoáng để đẩy con người vào hố sâu tuyệt vọng.

Hạnh phúc đến từ bên trong của mọi người và hạt giống hạnh phúc chính là tình yêu thương. Thật vậy, không ai có thể mang đến cho chúng ta niềm hạnh phúc ngoài con tim chúng ta. Chiến tranh không mang đến cho con người những điều mong muốn. Hay nhìn lại hai cuộc thế chiến, chúng ta thấy nhân loại có thật sự hạnh phúc không!

Tôi biết thời gian sẽ trôi qua, mặc dù con người đang sống trong chiến tranh, sau chiến tranh hay trong nỗi khổ đau đến dường nào thì con người vẫn sống, vẫn tiếp tục hành trang cho hết cuộc đời mình. Điều đáng sợ nhất là họ không làm sao ngăn cản được sự tàn phá trong tâm hồn với nỗi tuyệt vọng, hãi hùng, bi thảm, đớn đau. Thử hỏi ngôi mộ nào sẽ chôn lấp hết những niềm chua xót đó.
Cuộc sống, cõi chết và chiến tranh là tác phẩm của đớn đau, tàn khóc và mất mát của những thế hệ trẻ, nhưng họ biết làm gì hơn để thoát khỏi bàn tay quyền lực và sự phi lý của chiến tranh.

Chiến tranh đã cướp mất một hạnh phúc đang nở hoa trong đời Mary McHugh, đã xé nát tuổi xuân thì của cô trong những tháng ngày còn lại. Ngày mai đây trên sân trường đại học không còn bóng dáng người tình đứng đợi, quán cà phê không còn chiếc ghế trống đợi chờ James trở lại. Rồi khi màn đêm buông xuống, Mary sẽ nhìn thấy gì xung quanh mình trong căn phòng buồn tẻ cô đơn, rồi những bữa ăn cuối tuần có còn bốc mùi hương thơm hay nhạt nhẽo trên môi của người ở lại. Có ai hiểu được rằng cuộc sống của Mary sẽ bi thảm từng giờ và ngu ngơ trong từng ảo giác.

Dù cô Mary có khóc đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì anh James không bao giờ sống lại. Trong tình yêu có vị ngọt và vị đắng, khi mất đi con người mới thấy được trong nước mắt mình có nhiều vị đắng. Sự vinh danh hay tôn vinh anh hùng James Regan không phải là điều cần thiết cho cuộc sống của Mary hôm nay. Cô cũng biết, thời gian có thề thay đổi con người và vạn vật nhưng chắc chắn không thay đổi được tình yêu trong cô. Đứng bên xác người hôn phu, cô không biết phải trách ai, phải oán hận nơi nào, cô đành phải thốt lên lời ai oán thống thiết: “Chỉ có Chúa Trời là người duy nhất biết được tại sao chúng tôi bị tước mất cơ hội của tình yêu và hạnh phúc, nhưng điều này sẽ không bao giờ thay đổi được tình cảm của tôi yêu anh ấy”. Đúng vậy, con người không cãi lại quyền lực của Thượng Đế, nhưng con người vẫn có quyền giữ lại một tình yêu trong trái tim. Cuộc sống không có tình yêu, khác nào là những viên đá cuội nằm bên đường hoang lạnh. Tình yêu thương sẽ làm cuộc sống nhiều ý nghĩa và sự sống tồn tại.

Hình ảnh cô Mary nằm một mình trước mộ người hôn phu trong nghĩa trang Arlington, đây có phải là sự đau lòng và phi lý của chiến tranh?. Cô Mary không cần vị hôn phu của cô mang đạn bom đi giải phóng xứ người, không cần xe tăng hay máy bay để chở độc lập, tự do để đổi lấy hàng ngàn, hàng vạn xác người bị chết oan mỗi ngày.

Chúng ta hãy quay về với cuộc chiến Việt Nam trước kia, nào là đồng minh, nào là chiến lược (Domino) da beo, nào là thành trì chống cộng của phe tự do.vv và .v.v, nhưng bây giờ thì sao! Cộng Sản vẫn còn đó, thương hiệu tiếng Mỹ, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Hoa quảng cáo đầy đường, đầy phố. Lý tưởng gì đây, mục đích gì đây hay chỉ cần vài triệu xác người Việt Nam làm phân bón cỏ, lót đường.

Với thân phận một người lính già hôm nay, tôi đọc được trong lòng cô Mary nghĩ gì, nỗi uất ức trong lòng cô đến độ nào. Cô mất tất cả niềm hy vọng và hạnh phúc trong giấc mơ đầu đời, trong tình yêu vừa mới trổ hoa. Bây giờ chỉ còn lại cô đơn với những tiếng thở dài mỏi nản. Nơi đây chỉ còn là đất đá vô tri, vô giác của bia mộ lạnh lùng, những hẹn hò ngày xưa trong phút chóc đã trở thành kỷ niệm. Những chiều bên nhau, những lời hẹn ước trăm năm đã xa bay theo vùng trời miên viễn, bây giờ chỉ còn lại vành khăn tang oan nghiệt quấn chặt cuộc đời. Mary không còn gì để giữ lại ngoài tấm bia tô màu sơn trắng và một khoảng cách rất gần mà cô không bao giờ vói tới.

Nhìn tấm hình cô Mary McHugh làm tôi nhớ đến hình ảnh đứa em gái của tôi năm xưa cũng một lần đột quỵ khi nghe tin người chồng tử trận. Ngày đó em tôi cũng trạc tuổi như Mary, giấc mơ của em rất mộc mạc như nải chuối, buồng cau. Nhưng chiến tranh đã cướp đi người chồng yêu quí, đã bóp nát tình yêu và hạnh phúc của em khi vừa mới có đứa con đầu lòng.

Sau hơn ba mươi năm, tôi gặp lại em trong chuyến công tác từ thiện ở quê nhà. Nhìn em tôi sững sờ đến rơi nước mắt, người con gái xinh đẹp ngày xưa là một góa phụ già nua sống trong nỗi cô đơn đến ghê sợ. Em lạnh lùng không còn nước mắt để khóc mừng ngày gặp lại người anh. Em tôi bây giờ không còn là người em của ngày xưa! Đó phải chăng là hậu quả của chiến tranh? là ác nghiệt của đạn bom. Nếu ngày xưa không hận thù chinh chiến thì ít nhất hôm nay em tôi vẫn còn giữ lại một nụ cười thanh thản.

Chiến tranh đã chấm dứt sau ba mươi năm, nhưng lòng em càng dày thêm trăm nỗi buồn chua xót. Gia tài là một đứa con và tấm ảnh trắng đen của người chồng vắn số. Em tôi sống vì tình yêu năm xưa còn giữ lại, vì kỷ niệm ngàn năm không thể nhạt phai của buổi tình đầu. Những tấm huân chương đóng đầy lớp bụi gần như hoen rỉ, những thứ vô nghĩa đó có làm cuộc đời em tôi hạnh phúc, những miếng kim loại đó có ai biết đó là vật gì, hay chỉ là một miếng kẽm, miếng sắt vô tri đã đánh đổi một mạng người.

Tấm huân chương của anh James Regan hôm nay cũng vậy, sẽ là kỷ vật sau cùng vấy đầy máu và nước mắt.

Em tôi và cô Mary McHugh đâu cần tấm huân chương, đâu cần vinh danh anh hùng hy sinh vì Tổ Quốc, họ chỉ muốn sống một đời sống bình thường bên chồng con không hận thù, không chiến tranh, không ôm bom tự sát. Cô Mary hôm nay chỉ mong muốn trả lại cho cô anh James Regan bằng xương bằng thịt như thuở nào.

Con người luôn lý tưởng hóa cuộc đời qua nhiều màu sắc để tự đánh lừa chính mình rồi cuối cùng tự chôn mình vào thế giới thầm lặng để chết dần mòn. Mặc dù thời gian trôi qua con người đã ngụy biện nhiều cách, nhưng tình yêu thương vẫn là điều trăn trở, thao thức trong trái tim. Tình yêu là sự thật hiện hữu trong mỗi chúng ta, nó sống trong ký ức và kỷ niệm. Tình yêu là sức mạnh của tinh thần để thấy cuộc đời đáng sống là tia sáng để chiếu rọi trên vẽ đẹp, để thấy cuộc đời nhiều ý nghĩa. Chiến tranh chỉ là những quả bom giết chết tình yêu, giết chết tình người.

Nói đến chiến tranh có lẽ không ai muốn mong đợi, nhưng chiến tranh vẫn đến, vẫn tiếp diễn nhiều hơn theo năm tháng. Đất nước Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến, đã để lại bao cảnh đổ nát, điêu tàn, biết bao xương máu trên mảnh đất nhỏ bé mà mãi đến hôm nay vẫn chưa thấy sự yên bình hay mầm hy vọng mọc lên giữa trời Tổ Quốc. Chúng ta đã có hơn 1000 năm bị lệ thuộc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây và hơn 30 năm chiến tranh tương tàn với cùng màu da, huyết thống. Chúng ta thử nghĩ xem còn gì bất hạnh cho bằng với một Quốc Gia nhỏ bé, nghèo nàn như thế!

Chúng tôi xin xếp lại mọi quan điểm chính trị, mọi đúng sai hận thù, lý tưởng. Tôi muốn nói lên sự đổ nát của chiến tranh và nỗi khổ đau của giống dòng dân Việt, sự mất mát mẹ cha, anh chi, vợ chồng, con cái, bạn bè thử hỏi còn đau đớn nào hơn cho số phận dân tộc Việt Nam.

Có nhiều người sau cuộc chiến đã tự hỏi chính mình trong những suy nghĩ của chiến tranh, câu trả lời cuối cùng chính là sức ép đẩy con người vào thầm lặng và giết lần mòm số phận một kiếp người với muôn ngàn trăn trở.

Cũng có người quay về với dĩ vãng, để tự hào, để phân vân, để tự hỏi. Người lính chiến đấu trên chiến trường vì lý tưởng gì? cho ai? cho lợi ích cá nhân? cho tập đoàn? Có người trả lời vì Tổ Quốc, có người trả lời vì niềm tin, có người nói vì quyền lợi.v.v

Tất cả chỉ là những lý do để an ủi chính mình, nhiều người không dám sống với sự thật của chính mình mà chỉ dựa trên nhân danh, trên bánh vẽ của lý tưởng để tự lừa đảo, để cho những người quyền lực thực hiện những tham vọng cuồng ngông, những ác tâm hung bạo, những thủ đoạn đê hèn để chiến thắng.

Người lính Palestine thì cho là vì Tổ Quốc, người Taliban thì vì niềm tin, người Việt Nam thì chiến đấu vì muốn gia đình của họ sống trong hạnh phúc, hòa bình.v.v.

Người Pháp, người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh Quốc, Spain, Nga Sô trước đây vì tham vọng thâu gồm thuộc địa đã gây nên bao cảnh máu xương, hãy nhìn lại lịch sử loài người qua 15 thế kỷ với chế độ quân chủ ở Âu Châu (Đức, Áo Nga, Thổ) đã giết chết biết bao con người, tạo khổ đau cho bao nhiêu dân tộc. Hãy nhìn lại quân phiệt Nhật đã giết bao sinh mạng con người, bao nhiêu quốc gia Á Châu điêu linh khốn khổ. Hôm nay người Al Queda chiến đấu để khi chết sẽ mau lên Thiên Đàng. Người Hoa Kỳ chiến đấu để bảo vệ đất nước, để truyền bá chủ nghĩa dân chủ, tự do, nhân quyền trên toàn cầu. Người Trung Hoa hôm nay đủ mạnh để bành trướng bá quyền, để cướp đất, cướp tài nguyên của các Quốc Gia nhược tiểu. Người Nga trước kia chiến đấu để truyền bá thuyết Cộng Sản vô thần để thống lãnh toàn cầu, để cai trị dưới xiềng xích búa liềm.v.v. Nhưng kết quả sau cùng là gì ! Con người đã bị lợi dụng và hy sinh một cách oan uổng. Trước đây người lính Đức quan niệm sự chiến đấu của họ vì Tổ Quốc, cho dân tộc chứ không cho Đức Quốc Xã Hitler, nhưng họ đã bị lãnh tụ biến thành công cụ để phục vụ tham vọng của họ từ danh xưng bảo vệ thành kẻ xăm lăng, dân Do Thái đã bị họ tàn sát gần như diệt chủng thành kẻ mất quê hương. Lịch sử hãy nói đi, ai là kẻ tôi đồ nhân loại?

Thế chiến thứ I, thứ II đã giết chết hằng trăm triệu người, đã làm cho nhiều Quốc Gia phải điêu đứng, đổ nát mà mãi cho đến hôm nay chưa ngoi lên được. Thế kỷ hôm nay con người thông minh hơn, tiến hóa hơn họ đã chọn chiến tranh bằng nguyên tử, bằng vi trùng để thanh toán lẫn nhau, nếu một ngày nào đó cuộc chiến xảy ra, thì liệu loài người có thể tránh được hiểm họa diệt vong?

Nhìn bức hình cô Mary McHugh trước bia mộ người tình tôi thấy xót xa cho thân phận con người nhiều hơn là hào quang của anh hùng, là chiến thắng, là tư do dân chủ. Tất cả chỉ là những điệp khúc ru ngủ con người để phụng sự, để hy sinh.

Hãy nhìn lại cuộc chiến Việt Nam có biết bao người con gái, người vợ, người mẹ đã dìu dắt nhau tránh lằn bom đạn, có biết bao tiếng khóc, tiếng kêu gào thảm thiết trên mọi miền đất nước vì mất chồng, mất con, mất người yêu thương nhất. Chúng ta hãy trở lại thành phố Huế năm xưa, hãy tưởng tượng lại hình ảnh người con gái Việt Nam ôm xác người yêu với viên đạn còn ghim sâu trong lồng ngực.

Hãy nhìn những người vợ đầu chít vành khăn tang, tay chưa lấp hết đất cho mộ chồng thì một loạt pháo rơi xuống tung tóe


Tro ve dau trang

========================================

=====================================================


ĐỒNG KHÔ, HỒ CẠN DÂN TÌM VỀ QUÊ

Hồ khô đồng cạn dân tìm về quê


Trần Viết Đại Hưng



Từ thời xưa vẫn có quan niệm là sự thịnh suy của một triều đại đều được trời đất báo hiệu bằng những điềm không lành. Trong truyện Tam Quốc Chí bên Tàu có kể chuyện Thừa tướng Khổng Minh tìm cách cầu đảo với trời đất để mong sống thêm vài năm nữa để lo chuyện phục hưng cho nhà Hán của Lưu Bị. Trong lúc làm lễ cầu đảo, tướng Ngụy Diên từ chiến trận trở về hấp tấp bước vào và vô ý đạp tắt ngọn nến làm lễ. Khổng Minh ngửa mặt lên trời than, “Vận số nhà Hán hết rồi nên trời không cho ta sống thêm vài năm để lo chuyện cơ nghiệp.” Ở Việt Nam, cũng có những giai thoại kể về sự ra đời hay cáo chung một triều đại như chuyện lên ngôi của Lý công Uẩn bằng những câu thơ hiện ra từ gốc cây nơi quê hương sinh ra của Lý công Uẩn hay sự cáo chung của nhà Nguyễn Gia Long bằng tiếng sét đánh vào điện Thái Hoà thời vua cuối cùng của triều Nguyễn là vua Bảo Đại. Chế độ Cộng sản Việt Nam hiện nay cũng đang có những biến chuyển bất thường của trời đất nhằm báo hiệu giờ hủy thể của một chế dộ bán nước hại dân, “trời không dung, đất không tha” mà những nỗ lực mong kéo dài chế độ của bọn cầm quyền thối nát hiện nay coi như vô vọng và không có lối thoát.

Nhà chiêm tinh học trứ danh của miền Nam trước 1975 là cụ Ngô hùng Diễn đã đưa ra lời tiên đoán , “Ngày tướng Võ nguyên Giáp qua đời là ngày báo hiệu sự sụp đổ toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Ai cũng biết triều đại Hồ chí Minh có bốn tứ trụ triều đình là Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm văn Đồng và Võ nguyên Giáp. Duẩn, Chinh, Đồng đã qua bên kia thế giới đi gặp Mác Lê và Hồ chí Minh rồi. Võ nguyên Giáp hiện nay đang nằm bệnh viện và thở bằng bình oxy. Sự sống phải nói là tính từng ngày chứ không bằng năm, bằng tháng nữa. Chắc chắn Võ nguyên Giáp sẽ ra đi trong một thời gian rất ngắn.

Thiếu tướng Nguyễn trọng Vĩnh đã viết bài cảnh báo là khi Giáp qua đời, hy vọng nhà cầm quyền Cộng sản sẽ làm lễ quốc tang cho ông tướng khai quốc công thần này. Có lẽ tướng Vĩnh lo ngại vì chuyện tướng Giáp công khai chống đối lại chủ trương khai thác Bô-xít của nhà cầm quyền hiện nay nên nhà cầm quyền đã có ác cảm và sẽ không làm quốc tang cho tướng Giáp . Sự lo ngại của tướng Vĩnh không phải là không có lý.

Hơn nữa trong dân gian từ lâu đã có câu sấm truyền tụng khắp nơi nói lên sự tàn lụi của chế độ Cộng sản Việt Nam hiện nay

Bao giờ đá nổi lông chìm
Hồ khô đồng cạn dân tìm về quê

Đá có sức nặng và thường chìm dưới nước, lông thì nhẹ và thường nổi trên mặt nước . Nói “ đá nổi lồng chìm” là nói đến trường hợp nghịch lý quái đản diễn ra trong xã hội. Chẳng hạn công an Cộng sản Việt Nam đàn áp sinh viên và những người đấu tranh biểu tình chống ngoại xâm Trung Cộng là một chuyện làm quái đản chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vốn là một dân tộc luôn nêu gương chống ngoại xâm cả ngàn năm qua. Rồi đến chuyện Việt Nam là một nước xuất cảng gạo hàng thứ 2 trên thế giới ( chỉ sau Thái Lan), hạng 2 xuất cảng về cà phê trên thế giới ( chỉ sau Ba tây ( Brazil) ). Một đất nước xuất cảng hùng mạnh như thế mà đàn bà Việt Nam phải đi làm con ở hay làm điếm ở ngoại quốc, đàn ôngViệt Nam thì đi làm nô lệ lao động ở nước ngoài. Thật là một sự vô lý cùng cực không thể tưởng tượng. Thêm nữa, quan chức Cộng sản sống phè phỡn và suốt ngày tính chuyện cướp đất trồng trọt của dân đem bán cho nhưng tập đoàn thương mại ngoại quốc trong khi dân oan bị cướp đất phải sống ở đầu đường xó chợ khổ nhục trăm bề . Đó là một nghịch lý oan khiên và nó chỉ được xoá bỏ khi chế độ Cộng sản Việt Nam sụp đổ.

Triều đại nhà Hậu Lê bắt đầu với vua Lê Lợi sau mười năm kháng chiến chống quân Minh và chấm dứt ô nhục với vua Lê chiêu Thống đem giặc Thanh về dày mả tổ

Triều đại Hồ chí Minh bắt đầu với Chủ tịch Hồ chí Minh dựng lên với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ và sẽ chấm dứt bằng đưá con rơi làm Tổng bí thư Nông đức Mạnh bán nước cho Trung Cộng.

Lịch sử đúng là một sự lập lại. Một vua cha tài giỏi dựng lên cơ nghiệp để rồi triều đại bị sụp đổ bởi vua con hậu duệ bất tài vô tướng, ăn hại đái nát, làm tay sai bán nước cho ngoại bang một cách điếm nhục.

Câu thơ dưới “Hồ khô, đồng cạn” nói rõ khi hồ khô nước, đồng cạn nước là lúc chế độ sụp đổ. Quan sát tình hình sông hồ ở Việt Nam thì rõ ràng đang có tình trạng khô cạn nước. Sông Hồng trơ cạn đáy. Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội đang cạn nước. Hồ Xuân Hương ở Đà Lạt khô nước biến thành một bãi đất trũng. Sông Cửu Long ở miền Nam cũng không khá gì hơn. Bị Trung Cộng làm quá nhiều đập thủy lợi ở thượng nguồn, nên hạ nguồn con sông khi chảy qua Việt Nam hiện đang cạn nước. Nhà văn Ngô thế Vinh có viết nguyên một cuốn sách nhan đề “Cửu Long cạn nguồn, biển Đông dậy sóng” nói đến chuyện cạn nguồn nước của sông Cửu Long báo hiệu một tương lai đen tối cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long , vốn là một vựa luá của đất nước Việt Nam. Tình trạng “Hồ khô, đồng cạn” báo hiệu sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chế độ Công sản Việt Nam và khi chế độ gian ác này sụp dổ thì 3 triệu dân Việt Lưu long trên thế giới sẽ “dân tìm về quê” là chuyện chắc chắn sẽ xảy ra. Người Việt Nam vốn yêu nước thương nòi, có đi xa quê tha phương cầu thực cũng chỉ vì sống không nổi dưới chế độ bạo tàn Cộng sản . Khi quê hương hết nạn quỷ đỏ rồi thì bốn phương sẽ tấp nập lên đường hồi hương tìm về quê cha đất tổ để xây dựng lại đất nước.

Hoà Thượng Quảng Độ trước đây vài năm cũng có ra một thông cáo báo chí tiên đoán Đại hội 10 sẽ là đại hội cuối cùng của Đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ không có đại hội thứ 11. Cứ nhìn vào tình hình rối ren hiện nay thì lời tiên đoán của Hoà Thượng có nhiều cơ may biến thành sự thật.

Cộng sản là một bọn vô thần nhưng rồi trời đất sẽ mở mắt cho chúng thấy chế độ độc ác của chúng sẽ sụp đổ vì những chuyện làm trái với đạo lý luân thường, bán nước hại dân. Chúng sẽ sụp đổ vì nội bộ xâu xé, đánh đấm nhau chứ không do một thế lực từ bên ngoài vào. Bổn phận của người đấu tranh trong và ngoài nuớc là phải “đổ thêm dầu vào lửa” khi tình hình rối ren, sôi động.

Xin kết thúc bài viết bằng bài thơ “Sẽ có một ngày” của Ngục sĩ Nguyễn chí Thiện nói đến ngày lịch sử sang trang và mong ngày ấy sẽ đến rất gần theo đúng quy luật vận hành “cùng tắc biến, biến tắc thông” của trời đất và lòng mong mỏi của người dân Việt.

SẼ CÓ MỘT NGÀY

Sẽ có một ngày con người hôm nay
Vất súng
Vất cùm
Vất cờ
Vất Đảng
Đội lại khăn tang
Đêm tàn ngày rạng
Quay ngang vòng nạng oan khiên
Về với miếu đường, mồ mả gia tiên
Mấy chục năm trời bức bách lãng quên
Bao hận thù , độc địa dấy lên
Theo hương khói êm lan, tan về cao rộng
Tất cả bị luà qua cơn ác mộng
Kẻ lọc lừa
Kẻ bạo lực xô chân
Sống sót về đây an nhờ phúc phận
Trong buổi đoàn viên huynh đệ tương thân
Đứng bên nhau trên mất mát quây quần
Kẻ bùi ngùi hối hận
Kẻ bồi hồi kính cẩn
Đặt vòng hoa tái ngộ lên mộ cha ông
Khai sáng kỷ nguyên tả trắng thắng cờ hồng!
Tiếng sáo mục đồng êm ả
Tình quê tha thiết ngân nga
Thay tiếng “Tiến quân ca”
Và “Quốc tế ca”
Là tiếng sáo diều trên trời xanh bao la!

(1971)

Ngày có tiếng sáo diều thổi vi vu trên bầu trời Việt Nam cũng sẽ là ngày mở ra vận hội mới cho dân tộc Việt Nam. Hy vọng tác giả Nguyễn chí Thiện của nhưng câu thơ bất hủ trên sẽ còn sống để nhìn thấy ngày rực rỡ huy hoàng đó.

Los Angeles, một sáng bình minh mát mẻ, êm đềm cuối tháng 5 năm 2010
TRẦN VIẾT ÐẠI HƯNG
Email: dalatogo@yahoo. com


=======================================
CÙNG SUY NGẪM: AI ĐÃ SINH RA BÁC HỒ?


Hồ Chủ tịch (1890-1969)
Hôm nay xin được bàn cùng các bạn đọc một chuyện nhỏ nhưng không nhỏ, chả là vừa qua tôi thường hay được đọc trong các bài viết trên báo của đảng, trong các bài báo cáo chính trị hay diễn văn của các vị lãnh đạo các cấp, mỗi khi nhắc đến Hồ Chủ tịch chúng ta thường gặp những câu ca ngợi đại loại như " Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta".

Chỉ cần dùng công cụ tìm kiếm Google chúng ta dễ dàng tìm được hàng vạn kết quả tương tự như trên ở các trang web có tên miền go.vn hoặc .vn, số lượng nhiều lắm không kể xiết. Điều đó cho thấy đây đã là một thứ bệnh nguy hiểm và trầm trọng mà người viết và người đọc không hiểu thực chất mình đang viết gì và đọc cái gì.

Ca ngợi lãnh tụ, thần thánh hóa lãnh tụ là sự thể hiện của tệ sùng bái cá nhân vốn là sản phẩm của tôn giáo và là tàn dư trong chế độ phong kiến đặc biệt là các quốc gia Á đông. Ở Việt nam cũng không ngoại trừ, dẫu rằng chế độ hiện tại là một chế độ dân chủ, cộng hòa theo xu hướng cộng sản nhưng việc thần thánh hóa vẫn được sử dụng để xây dựng lòng tin cho dân chúng trong việc định hướng tư tưởng. Việc thần thánh hoá Chủ tịch Hồ Chí Minh được đảng CSVN sử dụng như một nhu cầu để đoàn kết đảng, nhà nước và xã hội, để nâng cao lòng tự hào dân tộc, để khích động tinh thần của quần chúng mà theo đảng CSVN đó là một việc làm cần phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Nhưng nếu việc tôn sùng một cách quá mức, thậm chí phản khoa học là một chuyện cần bàn và hành động đó là đáng chê trách, cần phải chấm dứt.

Khởi nguồn của câu trên xuất hiện lần đầu trong bài “Điếu văn của BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam" do Bí thư thứ nhất BCH TW Đảng Lê Duẩn đọc tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình ngày 09.9.1969. Đó là thời điểm trong lúc tang gia bối rối thì người ta chót viết lăng nhăng như thế cho đồng chí Lê Duẩn đọc, nhất là vào thời điểm ấy khoa học chưa khám phá ra kỹ thuật nhân bản con người nên có thể dễ dàng bỏ qua sai sót đó.

Nhưng đến nay, với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, kỹ thuật nhân bản các sinh vật sống kể cả con người theo kiểu vô tính đã trở nên phổ biến, thì việc nói rằng "Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch" là trái với lẽ của tự nhiên và là sự xúc phạm đến lãnh tụ vốn được coi là Cha già của dân tộc. Nói như vậy nghĩa là nói Hồ Chủ tịch ra đời trong ống nghiệm và tương lai Việt nam chúng ta sẽ nhân giống bằng phương pháp vô tính được nhiều triệu Bác Hồ nếu chúng ta muốn?

Hoặc điều đó cũng có thể làm cho có người thắc mắc rằng nếu Bác Hồ vĩ đại như vậy tại sao Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta không sinh ra nhiều nhiều các Bác Hồ thay cho cái lũ quan chức bất tài, sâu dân, mọt nước hiện tại?



Từ trái: Nguyễn Sinh Sắc (cha của HCM), Nguyễn Thị Thanh (chị của HCM), và Hồ Chí Minh (1946)
Ảnh: Tư liệu

Theo tiểu sử của Hồ Chủ tịch cho biết tên thật của Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Cung. Quê nội là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Ông được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895.

Thân phụ ông là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc, từng đỗ phó bảng. Thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan. Ông có một người chị là Nguyễn Thị Thanh, một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901).

Điều đó cho thấy Hồ Chủ tịch là một con người có cha là Cụ Nguyễn Sinh Sắc và có mẹ là Cụ bà Hoàng Thị Loan bình thường như những con người khác, cớ gì đảng ta lại ví Bác Hồ như là một con người nhân tạo được sinh ra trong ống nghiệm như vậy? Phải chăng họ muốn hạ bệ bằng cách làm xấu đi hình ảnh Hồ Chí Minh? Điều này được thể hiện rất rõ trong các trang giới thiệu Tiểu sử Hồ Chủ tịch trên báo chí của nhà nước Việt nam hiện nay hoàn toàn không đề cập tới cha và mẹ của Hồ Chủ tịch.[1]

Nên nhớ rằng hành vi nhân bản vô tính con người [2], được coi là một hành vi phạm tội vì vi phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm của người đó đồng thời cũng là hành động xúc phạm tới tất cả mọi con người trên trái đất này. Ngày 12 tháng 12 năm 2001, các Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bắt đầu xây dựng một công ước quốc tế chống lại nhân bản sinh sản của con người. Một liên minh rộng rãi của các nước, bao gồm cả Tây Ban Nha, Italy, Việt Nam, Các Hoa Kỳ, Costa Rica ... và Tòa Thánh tìm cách mở rộng các cuộc tranh luận cấm mọi hình thức nhân bản con người, vì theo quan điểm của họ human cloning (con người nhân bản) vi phạm đến phẩm giá con người. Tháng 3 năm 2005 Liên Hiệp Quốc ra Tuyên bố về Nhân bản con người [3] cuối cùng đã được thông qua, nhằm kêu gọi & cấm mọi hình thức Human Cloning vì nó ảnh hưởng tới phẩm giá con người.

Đây là một bài học cho những người làm công tác giáo dục và định hướng tư tưởng cho nhân dân cần rút kinh nghiệm, tránh tình trạng người viết ra cũng như người đọc không hiểu gì ý nghĩa của các lời phát biểu với những ngôn từ mỹ miều mà nội dung lại phản khoa học, trái với lẽ tự nhiên và trở thành những lời xúc phạm, phỉ báng lãnh tụ kính yêu của họ.

Đừng quên bạn đọc họ là con người, họ có tư duy, có suy nghĩ có trình độ để hiểu chứ không phải là những cái robot không hồn như những cái máy viết vô thức của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng. Nghĩa là nói gì cũng được kể cả nói bậy nói bạ tới mức nói ra cũng không hiểu mình đang nói cái gì? Mà lạ hơn nữa cái sai đó lại đượng báo đảng thi nhau clone ở mọi chỗ, mọi nơi từ báo chí đến diễn văn và được tuyên truyền dưới các hình thức.

Chuyện tưởng nhỏ, nhưng không nhỏ có ảnh hưởng tới hình tượng của một lãnh tụ xuất chúng của lịch sử cận đại Việt nam. Vậy mà hơn bốn chục năm nay không ai chú ý để sửa, báo chí của đảng cứ năm nay chép của năm trước không ai để ý. Hy vọng rằng, từ nay chính quyền nhà nước cần có biện pháp sửa chữa, không nhất thiết cứ phải là dân tộc ta, nhân dân ta hay đất nước ta sinh ra Hồ Chủ tịch thì mới là tự hào. Bởi chúng ta đã tuyên truyền Bác Hồ là Cha già của dân tộc, đã vậy sao lại để con (nhân dân) sinh ra Cha già kiểu lộn tôm lung tung beng như vậy được?!

Với một bộ máy tuyên truyền khổng lồ của một chính đảng duy nhất được mệnh danh là vĩ đại, là đỉnh cao trí tuệ, với một đội ngũ đông đảo các nhà lý luận với các học vị, học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ và Phó tiến sĩ với số lượng hàng vạn ngườimà lại có những cái nhầm lẫn vô lý và thiếu ý thức như vậy?

29/5/2010
© Kami 2010

------------
Ghi chú:
[1]http://vietbao. vn/Phong- su/Tieu-su- Chu-tich- Ho-Chi Minh/40201522/ 265/
[2]Xem thêm http://en.wikipedia.org/wiki/Human_cloning .org/wiki/ Human_cloning
[3]http://www.bioetica web.com/content/ view/1267/ 765/lang, es/

Tro ve dau trang

=====================================================

==============================================================

Sunday, May 30, 2010

Kính chú,


Tài liệu lịch sử về chiến tranh VN viết bằng Anh ngữ được tìm thấy trên internet cũng như sách vở rất nhiều. Một trở ngại là một số người Việt mình ít có cơ hội tìm hiểu .


Có một số người có khả năng tìm hiểu nhưng họ chỉ tìm điều gì có lợi cho cs mà viết. Những baì viết của Lữ Giang và môt vài cá nhân cố tình bôi bác VNCH, đặc biệt là TT ND diệm và N.V. Thiệu để phục vụ "định hướng" hoặc định kiến của ho.


HSG mong rằng người Việt QG chân chính hãy đề cao cảnh giác và mạnh mẽ lên tiếng bênh vực cho chông lý.


KÍnh


HSG

====================================================

2010/5/31 vanthang le


Cám ơn sự đóng góp của cháu Huong Saigon cho các chiến hữu.

Trân trọng kính đề nghị các chiến hữu và cháu Hương đọc sách " Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập " thì thấy nhiều thư cam kết và hăm dọa của TT Nixon, dụ dỗ hay bắt nạt TT Thiệu phải ký cái hiệp định đầu hàng nầy. Âu cũng là số phận của một nước nhược tiểu!



Trân trọng,
Trần Văn Thưởng


=========================================================

2010/5/31 huong Saigon




Chu' Thu+o+?ng,


FYI,




Letter from President Nixon to President Nguyen Van Thieu

Richard Nixon
January 5, 1973

January 5, 1973

Dear Mr. President:

This will acknowledge your letter of December 20, 1972.

There is nothing substantial that I can add to my many previous messages, including my December 17 letter, which clearly stated my opinions and intentions. With respect to the question of North Vietnamese troops, we will again present your views to the Communists as we have done vigorously at every ether opportunity in the negotiations. The result is certain to be once more the rejection of our position. We have explained to you repeatedly why we believe the problem of North Vietnamese troops is manageable under the agreement, and I see no reason to repeat all the arguments.

We will proceed next week in Paris along the lines that General Haig explained to you. Accordingly, if the North Vietnamese meet our concerns on the two outstanding substantive issues in the agreement, concerning the DMZ and type method of signing and if we can arrange acceptable supervisory machinery, we will proceed to conclude the settlement. The gravest consequence would then ensue if your government chose to reject the agreement and split off from the United States. As I said in my December 17 letter, "I am convinced that your refusal to join us would be an invitation to disaster-to the loss of all that we together have fought for over the past decade. It would be inexcusable above all because we will have lost a just and honorable alternative."

As we enter this new round of talks, I hope that our countries will now show a united front. It is imperative for our common objectives that your government take no further actions that complicate our task and would make more difficult the acceptance of the settlement by all parties. We will keep you informed of the negotiations in Paris through daily briefings of Ambassador [Pham Dang] Lam.

I can only repeat what I have so often said: The best guarantee for the survival of South Vietnam is the unity of our two countries which would be gravely jeopardized if you persist in your present course. The actions of our Congress since its return have clearly borne out the many warnings we have made.

Should you decide, as I trust you will, to go with us, you have my assurance of continued assistance in the post-settlement period and that we will respond with full force should the settlement be violated by North Vietnam. So once more I conclude with an appeal to you to close ranks with us.

Sincerely,

RICHARD NIXON



===============================================

2010/5/31 vanthang le



[ Hiệu đính cho câu văn ]
Cháu Huong Saigon

Cám ơn cháu đã góp ý một cách chân thành và có trình độ trí thức. Câu chú viết " Phải chi Ông Thiệu hay Ông Hưng sử dụng lá thư nầy, bằng cách tiết lộ nó trước Quốc Hội Hoa Kỳ hay với TT Ford, khi họ đòi hỏi quân viện và sự can thiệp của HK từ năm 1973 đến nắm 1975, thì số phận miền nam có thể khác hẳn? " đã nói lên một ' open question" cho các sử gia. Tuy nhiên không ai có thể trả lời được, vì câu hỏi trên chỉ căn cứ vào một giả thuyết mà thôi.



Cứ nhìn xem phản ứng nhanh nhẹ của ông sponsor của chú và sự giúp đỡ của TT Ford ,có thể là một yếu tố để suy nghĩ cho câu trả lời. Hơn nữa TT HK có thể không cần thông báo cho
lưởng viện quốc hội hay qua ban ngoại giao của lưởng viện quốc hôi HK, về các bức thư trao đổi với các nhà lãnh đạo quốc tế, nếu vị TT thấy không cần thiết. Vụ Watergate là yếu tố trong câu trả lời về hành vi coi thường luật pháp của ông Nixon. Hơn nữa những nổ lực tìm kiếm bức thư nầy không phải một mình chú, mà là mục tiêu tìm kiếm từ mọi khía cạnh của nhóm quân đội, và chính trị HK tại thời điểm ấy.


Bức thư cam kết trên không có giá trị pháp lý về công pháp quốc tế, tuy nhiên có giá trị về khía cạnh chính trị của HK đối với các nước đồng minh của HK. Đó là một yếu tố nữa cần suy nghĩ cho câu trả lời..

Thông thường vì thể diện trước quốc tế, các lời cam kết của TT HK tiền nhiệm, cũng là một yếu tố để chính sách HK và lưỡng viện cân nhắc phương trình cho chính sách đối ngoại.

Dù sao chỉ ngồi bàn một giả thuyết, thì khó mà đi đến một kết luận khả tin. Đó là lý do chú chỉ đặt câu hỏi, mà không có câu trả lời.

Chú rất vui vẻ được đọc những ý kiến sâu sắc của cháu. Ngoài ra chú rất mừng, cháu đang tiếp tục con đường chống cộng của Quân Cán miền Nan thuộc thế hệ thứ nhất. Chú nghĩ, thế hệ thứ nhất rất hãnh diện để có những kẻ hậu duệ như cháu. Xin đừng bỏ cuộc.

Chú rất mong những góp ý của cháu, nhất là sự tham gia của cháu trên các diễn đàn.

Trân trọng,

Trần Văn Thưởng


=====================================================

2010/5/30 huong Saigon


"Ngày nay nghe chuyện kể của ông Nguyễn Tiến Hưng về Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, tôi bỗng thấy buồn vô hạn. Phải chi Ông Hưng hay Ông Thiệu can đảm dùng lá thư ấy, bắt chẹt TT Ford để đòi hỏi một ít ưu sách cho chúng tôi, như những gì Tướng Hiếu đã nói chuyện với tôi tại Câu Lạc Bộ An Đông trước khi tôi đi du học. Phải chi Ông Thiệu hay Ông Hưng sử dụng lá thư nầy, bằng cách tiết lộ nó trước Quốc Hội Hoa Kỳ hay với TT Ford, khi họ đòi hỏi quân viện và sự can thiệp của HK từ năm 1973 đến nắm 1975, thì số phận miền nam có thể khác hẳn? Tôi hiểu, TT Thiệu hay ông Hưng có thể hiểm nguy đến mạng sống như chơi, nhưng tôi không chấp nhận việc hai ông không chịu chơi trò cạn tầu ráo máng để cứu quốc trong giai đoạn khẩn thiết đó. Tôi khẳng định rằng ông Hưng đã có bức thư nầy và nhiều bức thư tối mật khác trong tay khi ông qua Mỹ năm 1975."
[Trần Văn Thưởng]




=================================================



Kính Chú Thưởng,


Đọc qua đoạn văn trên của Chú, Huong Saigon xin mạo muội góp ý mọn của kẻ hậu sinh.


HSG nhận thấy rằng quyết định bỏ rơi VN hẳn không phải là quyết định riêng tư của Tổng Thống hoặc Ngoai TrưởngHoa Kỳ mà là kế sách chung của Hoa Kỳ (gồm hành pháp lẩn lập pháp). Thường những quyết định quan trọng của TT đều được thông qua trong các cuộc thảo luận mật giửa "the administration" và lưởng viện quốc hội. Chắc chắn là bức thư tối mật kia đã được thông qua ban ngoại giao của lưởng viện quốc hôi HK (Senate Committee on Foreign Relations & House Committee on Foreign Affairs)


Do đó, dù "Ông Hưng hay Ông Thiệu can đảm dùng lá thư ấy, bắt chẹt TT Ford" thì cũng chẳng có hiệu quả gì cả vì TT Hoa Kỳ không thể bị bắt chẹt dể dàng..


Hơn nữa, thật tình mà nói, chắc chắn TT Ford cũng đã biết lá thư đó vì ông là Phó (1974-1977) của TT Nixon.


Ngoài ra, sau khi chiếm MNVN, cSVN có toàn quyền đối xử với quân nhân, cán bộ và công chức VNCH bằng phương thức họ lựa chon. Chính phủ HK không thê ảnh hưởng trực tiếp đối với họ trong đoản kỳ. Ngay cả chính phủ HK muốn lấy hài cốt của lính HK, họ phải thương thuyết và mua chuộc csVN . Do đó dù hai ông [Thiêu & Hưng] có "chịu chơi trò cạn tầu ráo máng" thì chắc cũng không có hiệu qủa gì.


Vài ý kiến mọn. Có chi sơ sót, xin Chú miễn chấp


Kính


HSG

===============================================
Kính thưa các chiến hữu,

Trân trọng cám ơn Ông Paul Van và cháu Huong Saigon, đã thành tâm tham gia đóng góp một cách thân tình vào bài viết có tính cách lịch sử nầy.

Đã hai ngày rồi vẫn không có ai ra mặt chỉ trích việc tôi đã viết sai lầm tên tuổi của vị phụ tá cho Ông TT Ford. Chính tôi đã nêu tên ông phụ tá nầy là tên một nhà báo và viết sách chính trị nổi tiếng của HK, Ông Theodore White; bất cứ ai cũng biết cái tên nầy trên các hệ thống điện tử, để thấy rõ cái sai lầm ấy.

Lý do là tôi đã sử dụng chiến thuật " câu cá" để " điệu hổ ly sơn" . Tuy nhiên các vị cần lao nhân vị cuồng tín, vẫn tiếp tục núp bóng đằng sau cuốn sách BĐMT! Không biết họ đang bàn mưu tính kế bá đạo nào đây, như mua chuộc Nàng ca sĩ để khai man hay vu họa tôi, hay nhiều mưu chước qủy khóc thần sầu khác .....

Đêm qua lòng tôi thấy áy náy cho trò chơi câu cá nầy. Nàng ca sĩ chỉ là một người đồng hương hiền hòa và vô tội, thì cớ sao Nàng lại lâm vào thế bị lừa gạt của kẻ bá đạo. Trưa nay tôi thấy cảm động khi đọc các góp ý chân tình của nhị vị chiến hữu, nên tôi quyết định chấm dứt trò chơi câu cá nầy. Đó là hai lý do để tôi viết nghiêm chỉnh viết bài mới nầy.

Trân trọng kính mời các chiến hữu trở ngược lại thời gian của lịch sử Việt Nam.

Trần Văn Thưởng (30/05/2010)


____________ _________ _________ _________ _______


Một Ít Dữ Kiện Lịch Sử VN [ Chính Thức]

Nhân đọc chuyện Ông Nguyễn Tiến Hưng và TT Nguyễn Văn Thiệu, lòng tôi lại nhớ đến Tướng Nguyễn Văn Hiếu, với nhiều thương cảm cho vị minh quân, nên xin bật mí ít điều, để vong linh Tướng Hiếu được vui lòng nơi Nước Chúa.

Ông là người đã thấy rõ cái họa mất nước năm 1974. Mặc dù thân cận với Cụ Trần Văn Hương, Ông chỉ nghe tin đồn về một bức thư, tuy nhiên Ông vẫn không tìm được một bản sao của bức thư chiến lược sinh tử của miền Nam; bức thư của TT Richard Nixon, ngày 15 /11/1972 cho TT Thiệu, cam kết " I repeat my personal assurance to you that the United States wil react very strongly and rapidly to any violation of the agreement. ...".

Ngoài ra Tướng Hiếu đã có nhiều tiên liệu liên quan đến số phận miền Nam. Tiếc rằng chưa đúng thời điểm để tôi khai triển thêm.

Trước khi giã biệt VN ngày 13/06/1974, tôi đã tìm đến nhà một ca sĩ tài hoa nổi tiếng khoảng 7:30 chiều ngày 12/06/1974. Đúng 6 giờ chiều hai người chưa bao giờ quen biết với tôi, đã gặp tôi tại Câu Lạc Bộ An Đông; chúng tôi trao đổi mật khẩu như lời Tướng Hiếu đã cho tôi biết trong bữa cơm trưa cuối cùng với Tướng Hiếu, tại câu lạc bộ nầy hơn một tuần lễ trước đó.

[ xin xem phần tôi đề cập đến Tướng Hiếu trong
http://www.generalhieu.com/chinhnghia_qlvnch-u.htm ieu.com/chinhngh ia_qlvnch- u.htm]
Họ đưa cho tôi một cái máy thu âm rất nhỏ, chỉ cách sử dụng và ngụy trang trong bộ quân phục. Theo đúng khẩu lệnh của Tướng Hiếu, tôi không được phép hỏi tên tuổi và cơ quan làm việc của họ. Nhiệm vụ của tôi là tìm hiểu Nàng ca sĩ ấy có biết gì về bức thư hứa hẹn can thiệp của Ông Nixon với TT Thiệu, trước khi TT Thiệu bằng lòng ký bản Hiệp Định Paris, khi Nàng gặp gỡ thường xuyên với một người em của TT Nguyễn Văn Thiệu. Vị nầy giữ chức vụ Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí cho TT Thiệu [ hiện còn sống ở Mỹ] tại thời điểm đó. Sau đó tôi sẽ tùy cơ ứng biến, căn cứ vào biến chuyển của cuộc đàm thoại .

Sau khi tìm đến nhà Nàng, hai người đứng chờ xa ngoài nhà, còn tôi thì gõ cửa nhà Nàng. Tôi đã ngạc nhiên khi thấy Nàng đang ở với cụ thân sinh tại một căn nhà trong ngõ hẻm tại Sài Gòn. Ông Cụ hình như người Thanh Hóa hay Nghệ An. Nàng có nước da bánh mật với nút ruồi thật duyên dáng. Tiếc thay Ông Cụ ngồi kề bên nàng, nên tôi không thể đi vào chủ đích của cuộc gặp gỡ . Tôi đứng dậy cáo từ Nàng và Ông Cụ không đầy 10 phút. Sau khi trở lại câu lạc bộ, hai vị đó yêu cầu tôi trả lại cái máy ghi âm cho họ, và báo với tôi sẽ có người đưa tôi ra Phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày mai, để đề phòng các trở ngại gây ra, có thể làm tôi không được đáp máy bay đi du học.

Tiếc thay tôi lại đánh mất cái địa chỉ căn nhà trong ngỏ hẹp của Nàng khi tôi qua Mỹ. Trong thực tế tôi đã có quyết định không nên để nàng liên hệ đến chuyện sinh tử nầy sau khi rời nhà Nàng; lối sống bình dị, Ông Cụ chất phát, sự thành thật và nhí nhảnh vô tư của Nàng, là các yếu tố cho việc quyết định của tôi.

Một năm tìm kiếm cái bức thư cứu tử nầy chỉ là công dã tràng, mặc dù một số chiến hữu đồng minh, gồm có HK, đã tận tình giúp sức; họ đã làm nhiều chuyện nguy hiểm để giúp tôi tìm bức thư ấy trong thời gian tôi học tại Fort Leavenworth, mặc dù họ biết rằng họ có thể bị thất sủng hay mất mạng như chơi.

Mùa hè năm 1975 tôi lên Tòa Bạch Ốc, nhận giấy giới thiệu của TT Gerald R. Ford, để lên gặp Ông Đinh Bá Thi, Quan Sát Viên CSVN tại LHQ ở New York. Lý do tôi được Ông Ford chấp nhận cung cấp phương tiện vé máy bay, đưa đón, khách sạn ... là vì cú điện thoại trực tiếp giữa ông sponsor của tôi và Ông TT Ford.

Ông sponsor của tôi là một đại tỷ phú ở một tiểu bang miền trung nước Mỹ; Ông là một người bạn thân của TT Ford. Chính ông đã tự lái xe, giúp tôi thu xếp hành trang tại trường Chỉ Huy và Tham Mưu HK tại Fort Leavenworth, cung cấp cho tôi một căn nhà tiện nghi miễn phí. Lý do Ông chấp nhận làm người đỡ đầu cho tôi vì thành tích quá khứ và khả năng thụ huấn của tôi tại trường; đặc biệt là bài tiểu luận ngược đời - tại thời điểm đó- trong một lớp học về môn chiến lược. Tôi đã đề nghị giải pháp cân bằng hóa thế chiến lược tại Trung Đông, bằng cách thiết lập một quốc gia tự trị cho người Palestenian. Dĩ nhiên tất cả khóa sinh đều chống đối cái tiểu luận kỳ quái nầy, ngoại trừ các sĩ quan đồng minh thuộc khối A- Rập. Ông huấn luyện viên chiến lược cho tôi điểm F. Tôi đã khiếu nại với vị tướng chỉ huy trưởng và đề nghị ông đọc kỹ bài phân tích chiến lược của tôi. Kết quả là ông HLV phải cho tôi con A của môn chiến lược. Ngày nay tôi vẫn hảnh diện để giữ cái học bạ của trường CHTMHK. Sau nầy tôi cũng đã sử dụng cái tiểu luận nầy trong một lớp chính trị học tại HK. Ông giáo sư tôi là người Do Thái, nhưng ông vẫn cho tôi con A trong học bạ của bằng B.A toán. Để cám ơn cho sự đối đãi chân tình của ông sponsor, tôi để tên ông trong cái học bạ cử nhân toán, rồi gởi cho Ông vào mùa hè năm 1977, trước khi tôi giã từ ông và gia đình của ông để nhập học graduate schol.

Ông TT Gerald Ford và Ông Phụ Tá cho TT Ford - tôi không còn nhớ tên- đã tiếp tôi tại bàn giấy của Ông tổng thống. Tuy nhiên chính ông phụ ta đưa cho tôi bức thư giới thiệu của TT Ford, rồi ông từ giả tôi. Ông Ford thân tình hỏi tôi lý do chính tôi muốn gặp phái đoàn QSV tại LHQ của CSVN, do Ông Đinh Bá Thi làm trưởng phái đoàn. Tôi đã trình bày khoảng 40 phút với Ông những điều tôi muốn nói, cũng như yêu cầu Ông có chính sách giúp đỡ rộng lượng với các người tỵ nạn CSVN, cũng như phải có biện pháp với CSVN khi họ đã vi phạm hiệp định Paris. Ông đã hỏi tôi có phải tôi là phát ngôn viên của TT Nguyễn Văn Thiệu hay không. Tôi trả lời, tôi chỉ là người thi hành cái di chúc của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Ông trả lời rằng chính phủ HK sẳng sàng bang giao với CSVN ,cũng như viện trợ kinh tế cho VN, miễn là CSVN không bỏ tù Quân Cán miền Nam. Ngoài ra Ông Ford cũng khuyên tôi, không nên tung ra các bức thư tối mật của hai chính phủ HK và VNCH trong thời điểm nầy nếu tôi biết. Tôi trả lời, tôi sẽ nghe lời Ông. Sự thật thì tôi chẳng có cũng như chẳng biết mô tê về các bức thư tối mật nầy. Tôi chỉ phàn nàn với ông sponsor với tôi, với lời lẽ làm ông sponsor của tôi hiểu lầm rằng tôi đã có bức thư cam kết lịch sử đó, nhưng tôi không muốn tung ra vì tôi không muốn HK mất uy tín với thế giới.

Trước khi từ biệt TT Ford, tôi đã nhờ Ông cung cấp địa chỉ của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Khoảng 15 phút sau, có người đã gõ cứa để giao địa chỉ cho tôi.

Khoảng 8 giờ tối đêm đó, tôi tìm được nhà của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Mục đích chính của tôi là muốn thông báo với Tướng Trưởng, là tôi đang có thư giới thiệu của TT Ford, để lên gặp phái đoàn QSV tại New York. Sau đó tôi muốn hỏi Tướng Trưởng có biết hay có trong tay bức thư cam kết giữa hai vị tổng thống nầy hay không. Cuối cùng là tôi muốn nghe những lời chỉ giáo của Tướng Trưởng trước khi tôi bay lên New York. Tiếc thay tôi chỉ gặp được bà Trung Tướng Ngô Quang Trưởng mà thôi, vì Tướng Trưởng phải vắng nhà. Bà tướng tiếp tôi tại phòng bếp nhỏ khoảng ba mươi phút. Bà tướng là người Bắc, rất đẹp, duyên dáng và lịch sự. Hình như Bà có tâm sự, Bà là con gái của nhà văn nổi tiếng trong văn học. Ngày nay tôi không biết Bà tướng còn nhớ cuộc gặp gở bất ngờ đó hay không? Cách đây mấy tháng, tôi đã liên lạc với Đại tá Đào Mộng Xuân, để hỏi thăm E-mail của Bà tướng; mục đích là tôi muốn chia buồn muộn với Bà, cũng như để bày tỏ lòng kính trọng đối với vị tướng tài ba. Tuy nhiên Đại tá Xuân hồi âm rằng Ông sẽ chuyển lời chia buồn của tôi đến Bà tướng; tôi nghĩ rằng Bà tướng đã quên chuyện năm 1975.

Sáng hôm sau, tôi bay lên New York để gặp phái đoàn QSVLHQ của CSVN.

Tôi xin tóm lược nội dung cuộc đối thoại:
(1) CSVN nên đối xử với quân cán miền Nam trong tình thân ái vì thế chiến lược quốc phòng và phát triển kinh tế. Vì vậy họ không được bỏ tù các chiến hữu của chúng tôi.
(2) CSVN phải mềm mỏng và thiết lập bang giao với khối dân chủ toàn thế giới tức khắc, nhất là với HK để cân bằng hóa chiến lược ngoại giao và quân sự với Trung quốc, .
(3) CSVN không thể tin tưởng Trung quốc vì chính sách người Tàu là xâm lăng và đô hộ dân tộc VN, căn cứ vào lịch sử VN và chủ trương chia đôi VN của Mao Trạch Đông. Vì thế họ không bao giờ muốn VN hùng mạnh khi VN đã thống nhất.
(4) CSVN không được khiêu khích và hiếu chiến với các nước lân bang, nhất là đối với Trung cộng.
(5) CSVN nên sử dụng những thành phân ưu tú và yêu nước của Quân Cán Miền Nam, để cùng nhau phát triển đất nước và bảo vệ Tổ Quốc VN yêu quí.
............ ......... ......
Ngoài ra tôi cũng thông báo cho họ biết những gì Tổng Thống Ford đã nói với tôi.

Tôi được biết Ông Đinh Bá Thi đã cố gắng trình bày và thuyết phục Ông Lê Duẫn, và có thể với các tay đỉnh cao trí tuệ của Đảng CSVN. Sau đó ông Thi đã bị ám sát tại VN vì bị tình nghi làm gián điệp cho ngoại bang.

Hậu quả thứ nhất của sự ngu dốt của đảng CSVN là để mất một ít lãnh thổ trong cuộc chiến tranh ngu dốt giữa CSVN và Trung cộng. Quân đội Nhân Dân đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ Tổ Quốc VN, tuy nhiên Đảng CSVN đã giết QĐND. Ngày nào đó tôi sẽ để thì giớ để biện minh những gì tôi viết. Ngày nay QĐND phải nhớ đến biến cố lịch sử ấy, để có sự lựa chọn, Đảng hay Tổ Quốc Việt Nam.

Hậu quả thứ hai là nền kinh tế CSVN bị suy sập tôi tệ sau năm 1975.

Hậu quả thứ ba là hàng trăm ngàn người Việt bỏ mình trên biển cả để đi tìm tự do.

Hậu quả thứ tư là CSVN bị cô lập trước thế giới tự do, nên CSVN phải lệ thuộc vào Trung cộng mà thôi, rồi biến thành kẻ Việt Gian bán nước cho Trung Cộng ngày nay.

Ngày nay CSVN chỉ giao thiệp với Hoa Kỳ theo thế hạ phong mà thôi, nên không đủ khả năng thuyết phục chính phủ HK nhập cuộc tích cực để bảo vệ VN, chống lại tham vọng đô hộ của Trung Quốc. Đó là hậu quả thứ năm.

Kính xin độc giả bổ túc thêm .

Ngày nay nghe chuyện kể của ông Nguyễn Tiến Hưng về Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, tôi bỗng thấy buồn vô hạn. Phải chi Ông Hưng hay Ông Thiệu can đảm dùng lá thư ấy, bắt chẹt TT Ford để đòi hỏi một ít ưu sách cho chúng tôi, như những gì Tướng Hiếu đã nói chuyện với tôi tại Câu Lạc Bộ An Đông trước khi tôi đi du học. Phải chi Ông Thiệu hay Ông Hưng sử dụng lá thư nầy, bằng cách tiết lộ nó trước Quốc Hội Hoa Kỳ hay với TT Ford, khi họ đòi hỏi quân viện và sự can thiệp của HK từ năm 1973 đến nắm 1975, thì số phận miền nam có thể khác hẳn? Tôi hiểu, TT Thiệu hay ông Hưng có thể hiểm nguy đến mạng sống như chơi, nhưng tôi không chấp nhận việc hai ông không chịu chơi trò cạn tầu ráo máng để cứu quốc trong giai đoạn khẩn thiết đó. Tôi khẳng định rằng ông Hưng đã có bức thư nầy và nhiều bức thư tối mật khác trong tay khi ông qua Mỹ năm 1975.

Sau đây là những lý do chính để tôi viết bài nầy.

Thứ nhất là chính các đỉnh cao trí tuệ của đảng CSVN và ông lê Duẫn đã quá kiêu ngạo "tếu", vì họ bị bệnh tâm thần- bệnh nuốn làm anh hùng bá đạo. Chính họ đã để lại cho con cháu cái bệnh di truyền đó cho đến ngày nay. Hậu quả đau thương là cuộc sống lam lũ nghèo đói của hơn 90% dân số VN, cũng như họa xâm lăng như tằm ăn dâu của Trung cộng ngày nay.

Thứ hai là để nhắc nhở cho Quân Đội Nhân Dân hậu duệ, phải luôn luôn nhớ lỗi lầm của các tiền bối của họ, nhất là cuộc chiến Việt-Trung trong quá khứ, để có một sự lựa chọn, Tổ Quốc Yêu Quí VN hay Đảng CSVN.

Thứ ba là để các sử gia VN có ít sự kiện khi họ viết lại lịch sử VN.

Thứ bốn là để cám ơn TT Gerald R. Ford và Ông sponsor của tôi, đã tận tình giúp đỡ tôi, một người lính thất sũng và cô thế, khi tôi cố gắng thi hành cái bản di chúc lịch sử của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu.

Thứ năm là để phản biện một số tài liệu CIA, đã xem thường các Tướng lãnh VN. Các tài liệu nầy cũng không bao giờ đá động về Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Các chiến công hiển hách của Tướng Hiếu như hành quân vượt biên Cam-Bốt, như Hành Quân Toàn Phong hay trận đánh Snoul có tôi tham dự, đều bị bỏ quên trong Quân sử VN. Tuy nhiên ngày nay nhóm nghiên cứu lịch sử VN đã tuyên dương Tướng Hiếu trong chiến dịch Pleime, cũng như đánh giá Tướng Hiếu là một trong bốn thiên tài quân sự VN. Cho đến ngày nay các sử gia VN và CIA không bao giờ biết, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu là một thiên tài về môn chiến lược quốc gia và quốc tế. Ngoài ra ít ai biết về lòng ái quốc và khả năng tổ chức tình báo của Ông. Ngày xưa tôi chỉ là người lính trận mạc, chẳng biết mô tê về những hoạt động tình báo sau hậu trường của chính phủ TT Thiệu, cũng như tầm quan trọng của di chúc Tướng Hiếu. Làm sao mà tôi biết căn nhà của Nàng ca sĩ đó; làm sao mà tôi biết những sự liên hệ giữa Nàng ca sĩ và ông em của TT Thiệu. Chẳng qua là do hệ thống tình báo của Tướng Hiếu, đã chỉ lối đưa đường cho tôi mà thôi. Ngày nay tôi lượng giá, Tướng Hiếu là một viên ngọc quí của dân tộc VN, bị vùi dập dưới bãi cát.
Trân trọng kính đề nghị độc giả đọc Trang Nhà Tướng Hiếu tại

http://www.generalhieu.com/. com

Thứ sáu là tôi muốn đặt thêm một nghi vấn về cái chết bí ẩn của Tướng Hiếu. Phải chăng Tướng Hiếu đã chết vì Ông đã cố tìm các bức thư tối mật của hai vị Tổng Thống Hoa Kỳ và VNCH? Xin để dành câu trả lời cho các sử gia.

Trần văn Thưởng (30/05/2010)
========================================
===================================================

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

3rd Brigade Combat Team Change of Command

Nhạc Phẩm Anh La Ai - Anh Là Ai

"Làm truyền thông, quí vị không có nhiệm vụ phải bảo vệ!" - Vũ Công Lý

Biểu tình lên án VietWeekly và đồng bọn làm tay sai cho Việt Cộng.

Phải Lên Tiếng-Sinh Viên VN bảo Vệ Hoàng Sa,Trường Sa-Ngô Nguyễn Trần

Tôi yêu Tổ quốc tôi

Tin tuc So . net " Viet Nam doi chu quyen Hoang Sa

Lich Su To Quoc Viet Nam

Nam Cali bieu tinh chong Cong ham ban nuoc cua Pham van Dong tren 4000 nguoi tham du

Tai Nam California luc 6PM 14 thang 9 nam 2011, hang ngan dong huong da dung chat khu Tuong Dai Chien Si Viet My, tham du cuoc bieu tinh phan doi TC xam lang VN; vach mat bon CSVN ban nuoc !! Va tranh dau cho nhan quyen VN voi chu de " Dem Thap Nen Niem Tin ".

14-9-11:Bieu tinh chong Tau cong va vc ban nuoc dang bien VN

DapLoisongNui.MP4

Lời Kêu Gọi Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước

Tự Đốt Xe Phản Đối VC Bán Nước Tại Siêu Thị Co.op Mart, VT

Lao động Trung Quốc quậy phá nhà dân tại Nghi Sơn, Thanh Hóa

Tội ác bán nước của CSVN- Quốc Hận 30/4/1975 - Phần 5

Bản lĩnh người yêu nước : Biểu tình trong đồn CA

26-8-2011 Tin Vietnam:Wikileak, bieu tinh tai Hanoi ky 11

Demonstration Against China August 21/ Biểu Tình Chống Trung Quốc ngày 21/8

Toàn cảnh cuộc trấn áp biểu tình ngày 17/07

Toi Ac Cong San 2

Biểu tình tại Hà Nội 7/8/11

bieu tinh phan doi TQ tai Sai Gon 6

19-6-2011 tin tuc Vietnam - Sbtn - Bieu tinh chong Tau cong:Saigon & Hanoi

Browse Movies Upload Dậy mà đi hởi đồng bào ơi

6/12/11 Liên Mạng Tranh Đấu cho VN

Saigon bieu tinh demonstration 19/6/2011

Xuong duong cung canh hoa Lai

Demonstration agaist China's aggression in NY June 25th 2011

Video: Biểu tình chống TQ tại Hà Nội 3/7/11

Thanh nien Co Vang va dong bao VN Nam Cali xuong duong

Biểu Tình Chống Trung Quốc tại VN ngày 05.06.2011

Biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông ngày 5/6/2011

LẤY LẠI HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

chùa Hang đảo Lý Sơn - 6 drduongdinhhung Subsc

Tôi Đã Thức Tỉnh - Lê Nguyễn Huy Trần

Mậu Thân, Anh Nhớ Gì Không?

- HUẾ 68 (Nhạc và lời Vĩnh Điện) Tiếng hát Bảo Triều

------------ http://www.bacaytruc.com Tưởng Niệm Huế Tết Mậu Thân (1968)

LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM

6/5/11 LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM Tình hình trong nước mấy ngày qua, nhộn nhịp chuẩn bị biểu tình vào ngày 5 tháng 6/ 2011 tại hai thành phố Sàigon và Hà nội, trước các tòa Đại sứ quán Trung cộng để nói lên sự quyết tâm của toàn dân: - Phản đối Nhà nước CS quá nhu nhược làm tay sai cho Tàu công đang hiếp đáp dân lành. Trên biển cả, trong giới hạn Quốc tế đã khằng định theo các hiệp ước qui định, dân chúng VN sống từ đời ông cha để lại chưa bao giờ có một nước nào dám ngang nhiên ngăn cấm việc làm ăn vì cuộc sống độ nhật thường ngày. - Ngày nay Trung cộng ỷ nước lớn giàu mạnh, lại muốn chiếm đoạt cả miền thềm lục địa VN. Cấm dân làm ăn sinh sống trên biển và hải đảo VN có từ cha ông để lai. - Người dân biết lượng sức mình, VN chỉ bằng cái chén, Trung cộng là thúng thì hỏi bằng cách nào mà VN chống đỡ ?! - Chúng tôi chỉ cần xin các nước trong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ và giải quyết công bằng cho con dân VN. 2/ Và hiện nay chúng tôi đồng thông báo cho toàn thế giới chính thức biết rằng: - Chúng tôi nhất quyết chống lại Nhà nước CSVN là tay sai của Đảng CS Nga- Tàu. 3/ Toàn dân VN chỉ mong có một nước VN : - Độc Lập - TựDo - Dân Chủ- Phú Cường. Không lệ thuộc bất cứ nước nào. 4/ Toàn dân VN trong và ngoải nước đồng xuống đường cùng một ngày hôm nay để biểu thị tính thông cảm, tình Đồng bào ruột thịt để nói lên tiếng nói chung: - Đảng CSVN chỉ là tay Sai thủ đắc, che giấu làm Việt gian cho Đảng CSQT Nga - Tàu mà thôi ! 5/ Trong suốt 64-65 năm qua, dưới chế độ CS chưa bao giờ có Độc lập - Tự Do - Dân chủ. Toàn dân VN hôm nay đồng nói lên nguyện vọng chung : - Chúng tôi cần Quốc tế hóa VN. Không để các nước lớn lợi dụng Đảng phái riêng tư mà làm thiệt hại nước nhỏ bé VN ?! Trân trọng, ===================================