Huong Saigon (HSG) là kẻ hậu sinh, bận rộn chuyện sở chuyện nhà, không co’ đủ thì giờ để dâ’n thân chô’ng cộng một ca’ch ti’ch cực và trọn vẹn hơn. Tuy nhiên, vì ca’i tình vơ’i quê hương cũng như nỗi lo lă'ng cho tiền đồ dân tộc, HSG cô’ gă‘ng dùng tri’ oc’ của mình để đo’ng go’p một phần nào vào công cuộc chiê’n đâ’u chô’ng kẻ nội thù là csVN để mong mang lại TƯ. DO, DÂN ChỦ và Nhân QUYỀN cho dân tộc.
Trong tinh thần đo’, HSG nhi’n chu’t thời giờ để go’p y’ về tha’I độ sai lầm của một sô’ ngườI Việt QG đô'i vơ’i Cha’nh phủ VNCH, ca’c nhà lảnh đạo và giơ’I chư’c trong cha’nh phủ VNCH trươ’c 1975. Vì thờI giờ hạn hẹp, HSG xin đi thẳng vào vâ’n đề một ca’c ngă'n gọn.
Đô'i vo+'i csVN, cả hai cha’nh phủ đệ nhâ’t và đệ nhị Cộng Hoà là kẻ thù không đội trời chung của chu’ng. Dĩ nhiên là chu’ng luôn bôi ba’c, no’i xâ’u và nhục mạ. Ti?nh từ “NGỤY” mà chu’ng đã ga’n ghe’p cho Chi’nh Phủ và Quân Lực VNCH đã đủ no’i lên tha’I độ của csBV đô’i vơ’i VNCH, MNVN, một nữa đâ’t nươ’c yêu chuộng Tự do và dân chủ .
Đô’i vơ’i một sô’ ngườI yêu nươ’c từng sô’ng dươ’i chi’nh thê? Cộng Hoà (gồm một sô’ cựu quân nhân và công chư’c), vì đau xo’t cho sự mâ’t ma’t và đổ vở của MNVN, đã và đang mạnh mẽ lên a’n và nhục mạ cha’nh phủ VNCH, đặc biệt là ca’c nhà lảnh đạo như tổng thô’ng, thủ tươ’ng hoặc ca’c vị tươ’ng lảnh.
Ki’nh thưa quy’ vị tiền bô’i,
Quy’ vị là những người đã từng sô’ng ở MNVN và đã thâ’y rõ những gì đã xãy ra ở đo’. Quy’ vị đã chư’ng kiê’n tâ’t cả những gì gọi là “the good, the bad & the ugly”. No’i một ca”ch nôm na, quy’ vị co’ thể được so sa’nh vơ’i những ngườI thợ săn biê’t rõ ca’nh rừng mà ở đo’ họ lơ’n lên và sinh sô’ng . Họ biê’t rõ từng cây cổ thụ vĩ đại , đê’n những bụi rậm gai go’c. Những ngườI thợ săn nầy đã từng thâ’y những cây cổ thụ uy nghi hùng dũng (mà họ từng nương tựa lu’c nă'ng sơ’m mưa chiều) cũng như họ đã thâ’y những cây bệnh tật khô cằng vô dụng. Họ thâ’y tâ’t cả từ cành cây ngọn cỏ .
Bỗng một ngày kia, kẻ pha’ hoại nổi lửa đô’t rừng. Những ngườI thợ săn đa’ng thương nầy may mă'n chạy thoa’t đê’n chổ an toàn. NơI đây, nhìn về dĩ vãng vơ’i một tâm trạng nhơ’ nhung và hờn tủi, họ nhơ’ mãI cuộc cha’y rừng hải hùng ngày trươ’c, nhơ’ cảnh tượng hoang tàn , đổ na’t rồi giận dữ kê’t tội những ngườI giữ rừng đã hèn nha’t bâ’t tàI không bảo vệ được khu rừng qua cơn lữa loạn, dù họ biê’t rõ là kẻ pha’ hoại đã tạo nên tai biê’n nầy.
Ki’nh thưa quy’ vị tiền bô’I,
Trươ’c mă't của kẻ hậu sinh nầy, như những ngườI thợ săn kia, trong ky’ ư’c của quy’ vị chỉ còn là cảnh tượng hải hùng đổ na’t của ca’nh rừng trong lữa loạn. Cảnh tượng những cành cây ngọn cỏ xiêu vẹo trươ’c cơn lô’c của bão lữa bạo tàn, và cảnh những ngườI giữ rừng, cũng như ca’c thợ săn trô’n chạy. Qu’y vi đã quên hẳn khu rừng xanh tươi ngày trươ’c mà người giữ rừng đã cô’ gă‘ng canh phòng, chô’ng lại những kẻ pha’ hoại luôn lâm le châm lữa đô’t rừng. Quy’ vị, vì uâ’t ư’c mà quên -di những huy hoàng năm cũ, giận hờn, pha’n đo’an và lên a’n những ngườI giữ rừng bâ’t hạnh, những người đã mo^,t tho+`i cùng đồng hành vơ’i quy’ vị, thay vì đem hê’t tài năng để truy tầm và tiêu diệt kẻ pha’ hoại đô’t rừng để mai sau ca’nh rừng kia trở lại xanh tươi hùng vĩ như xưa.
Cơn kho’i lữa tàn pha’ và tiêu hũy ca’nh rừng VNCH, MNVN, là do kẻ pha’ hoại csBV nổi lữa, cộng thêm yê’u tô’ ngoại lại là cơn lô’c (trào lưu chi’nh trị quô’c tê’ và kê’ sa’ch của cha’nh phủ Hoa kỳ).
Trong tình huô’ng đo’, như HSG đã nhâ’n mạnh trong bàI thơ “Chuyện Bỏ Cha.y” và trong bài đô’i luận ngă‘n vơ’I nhà ba’o Lữ Giang: Dù Cha’nh phủ VNCH co’ anh minh tàI giỏi ca’ch mâ’y cũng không thể cư’u được MNVN khỏi rơi vào a’ch đô hộ hung tàn của csBV. No’i một ca’ch ngă'n gọn và thẳng thă'ng, TT Nguyển Văn Thiệu và Dương V. Minh , hay bâ't cư' ai (gồm cả những người đã và đang chỈ tri’ch chi’nh phủ VNCH như Lữ Giang) chă'c chă'n không thể nào bảo vệ được NMVN khi mà Hoa Kỳ đã không còn viện trợ cho VNCH, trong khi đo' BV vẫn còn được Nga/Tàu ủng hộ và viện trơ. Đây là một sự thật hiển nhiên mà mọi người co’ lương tâm và tri’ o’c bình thường đều nhận thâ’y.
Chi’nh vì thê’ mà HSG da’m tha’ch ta’c giả Lữ Giang và bâ’t cư’ những ai co’ cùng lập trường vơ’i ông â’y đô’i luận. Dĩ nhiên, ông Lữ giang đã phải “retreat” và che’m dè.
Xin quy’ vị tiền bô’i hãy suy nghĩ, đừng vô tình làm lợi cho cộng sản bằng ca’ch lên a’n, kê’t tội ca’c nhà lảnh đạo VNCH. Nê’u cha’nh phủ VNCH co' xâ’u một, thì đảng và bè lũ cầm quyền cộng sản xâ’u đe^'n trăm ngàn lần.
Nhân vô thập toàn (gồm cả HSG và chi’nh bản thân quy’ vị), dĩ nhiên là ca’c nhà lãnh đạo MNVN không là hoàn hảo mà còn co’ những khuyê’t điểm mà HSG nhận thâ’y và không đồng y’ . Nhưng một điều chă‘c chă‘n là chi’nh phủ VNCH vẫn tô’t hơn ngàn lần so vơ’I bạo quyền cộng sản.
Trươ'c những tâ’n công bền bỉ của cs đô’i vơ'i ngườI Việt QG và Chi’nh Phủ VNCH, HSG chân thành kêu gọi ca’c tiền bô’i thuộc thành phần quô’c gia chân chi’nh hãy ngưng ngay những đả ki’ch ca’c nhà lảnh đạo VNCH. Hãy dùng mọi nổ lực để tô’ ca’o tội a’c của cs hầu giu’p cho công cuộc lật đổ bạo quyền cs sơ’m được thành tu. Chu'ng ta kho^ng to^n tho+` lảnh tu., nhu+ng chu'ng ta phải thu+'c thời !
Chă'c chă'n là ngườI cs sẽ con tiê’p tục bôi ba’c VNCH, và đây là điều dể hiểu. Nhưng những ai tự xưng mình là ngườI quô’c gia chân chi’nh mà tiê’p tục tâ’n công VNCH là một điều kho’ hiểu, không thể châ’p nhận và mọi ngườI yêu nươ’c và co’ lương tâm hẳn phải thầm hỏi : quy’ vị là ai ?
Chu’c quy’ vị và gia đình luôn an khang.
Kính
Huong Saigon
P.S. Vì không co’ thì giờ phải viê’t vội, co’ gì thiê’u so’t xin đừng bă‘t lỗI -- HSG
0000000000000000000 00
CHUYỆN "BỎ CHẠY"
"Thuở trời đất nổi cơn lửa loạn"
Xui rợ hồ chiếm trọn nước ta
Ác ôn, khát máu, điêu ngoa
Hận thù bắn giết, cướp nhà lương dân .
Cộng dốt nát, ngu đần, gian trá
Dùng tuyên truyền thóa mạ Miền Nam
Rằng cộng anh dũng siêu phàm:
"Ngụy nhào, Mỹ cút" , thế gian ai bì!
Rõ là lũ ngu si tột bực:
Mỹ lui binh bỏ mặc chúng bây !
Nhưng không biết nắm dịp may:
Vì dân, vì nước, đắp xây quê nhà!
Lại vẫn thói gian tà cộng sản
Lũ vô thần, độc đảng tinh ma
Điên cuồng phá nát sơn hà
Buôn dân bán nước, quốc gia điêu tàn!
0000
Cộng "chiến thắng" ? Chỉ màn tuồng đểu
Thương cho dân nhược tiểu da vàng
Tiền đồn của lũ ngọai bang
Tranh hùng Mỹ/Cộng: hoang tàn quê cha! (1)
Chuyện đơn giản: Khi Nga kiệt quệ(2)
Mỹ bày trò, dựng kế rút lui
Miền Nam chua xót ngậm ngùi
Cô thân đâu dể đánh lui Nga-Tàu ! (3)
(Tính cho kỷ Mỹ nào muốn thắng!
Được Việt Nam có đặng ích gì
Bày "thua" ngoảnh mặt ra đi
Không cần tái thiết -- giúp chi quân thù (CS) (4)
Gặp "chiếu manh", bú dù trở mặt (5)
Đem xe tăng, đại bác Nga sô
Bạo tàn hung hản tràn vô
Pháo cho tan nát tiền đồ ông cha
Vì đất nước: Cộng Hòa bỏ cuộc
Tránh hoang tàn cả một quê hương
Thôi rồi trọn mãnh giang sơn
Rơi vào tay lũ bất lương tham tàn !
Hỡi chiến sĩ Miền Nam thiện chiến
Anh là niềm hảnh diện nước non
Dù cho nước chảy đá mòn
Công anh lịch sử vẫn còn khắc ghi
Quân cộng sản vô nghì vô nghĩa
Bọn vô lương tâm địa ác gian
Buôn dân, bán nước bạo tàn
Ba mươi năm lẻ tan hoang nước nhà!
0000
Công dân hỡi, sơn hà nguy biến !
Hãy vùng lên quyết chiến, diệt gian
Xả thân dựng lại Cờ Vàng,
Quốc kỳ Trưng, Triệu phất ngàn năm xưa !
Hương Sài-Gòn
08/06/06
(1) VN chỉ là một tiền đồn, một bãi chiến trường để hai phe Mỹ/Cộng (Trung Cộng & Nga Sô) tranh hùng .
(2) Mục tiêu của Mỹ trong chiến tranh VN là đập tan khối Nga/Tàu . Cuộc chiến tranh tiêu hao nầy đã đưa đến sự sụp đổ kinh tế của Nga . Khi mục tiêu được thực hiện, Mỹ rút quân để tránh gánh thêm những phí tổn không cần thiết .
(3) Mỹ dùng hiệp định Paris 1972 đểngưng viện trợ cho VNCH và rút quân . Trong khi đó, Nga & Tàu vẫn tiếp tục viện trợ cho csBV . Nếu VNCH tiếp tục chiến đấu thì hẳn là phải đơn phương chống lại toàn khối cộng sản quốc tế !
(4) Nếu Mỹ giúp VNCH (đồng minh của Mỹ) thắng thì Mỹ có bổn phận bỏ ra hằng trăm ty? Mỹ Kim để tái thiết VN trong thời hậu chiến (như Iraq ngày nay). Trong khi đó , để csBV chiếm Miền Nam VN thì Mỹ được cớ không phải bỏ tiền ra tái thiết VN vì một VN cộng sản vẫn còn là một nước thù địch đối với Mỹ.
(5) "Buồn ngủ gặp chiếu manh": Lợi dụng dịp Mỹ rút quân và ngưng viện trợ cho VNCH, bọn bú dù csBV trở mặt, vi phạm hiệp định Paris, dùng xe tăng, đại bác của nga sô cưởng chiếm MNVN.
2010/5/27 Hoa thịnh đốn Viễn xứ
Thưa toàn thể quí vị
Ông Trịnh bá Lộc viết rằng ông là Tùy viên của tướng Dương văn Minh từ 1958 tới 1974 . Như vậy chắc ông biết rõ diễn biến ngày đảo chánh 1 tháng 11 năm 63 và chắc có thể biết chi tiết về vụ xử tử hai ông Diệm và Nhu . Bây giờ đã 47 năm sau ngày gọi là cách mạng này . Xin ông Lộc có thể cho giới hậu sinh vài chi tiết về biến cố này và cái chết của hai anh em ông Diệm Nhu thế nào ? Hy vọng với chi tiết của ông , mọi người sẽ nhìn vào lịch sử ở giai đoạn này rõ ràng hơn , đồng thời mọi người cũng hiểu rõ thêm về tướng Dương văn Minh đã làm gì và quyết định gì trong cuộc chính biến này để lịch sử luận công hoặc tội của tướng Minh khách quan hơn .
Ngày nay hầu như đa số những nhân vật liên quan đến cuộc chính biến này đã ra người thiên cổ và số còn sống cũng chẳng còn quyền hành gì để có thể làm gì hại được ông để ông phải dè dặt nữa .
Phải không quí vị công dân Việt Nam ?
With best regards
NGUYEN VINH THINH
Viet tu vung Hoa thinh Don
Thu do Hiep Chung Quoc Hoa Ki
233 NAM VAN HIEN
308.5 TRIEU DAN (1-25-2010) 9 ,826,630 Km²
--------------------------------------------------------------------------------
To:
From: lytranlenguyen75@ yahoo.fr
Date: Tue, 25 May 2010 16:50:36 -0700
Subject: [Tho Van] Nhóm LTLN / Paris ki'nh chuye^?n ba`i nghi. lua^.n " D-a^`u Ha`ng " cu?a Tie^n-sinh Tri.nh Ba' Lo^.c
Nhóm LýTrầnLêNguyễn / Paris kính chuyển bài nghị luận :
" Đầu Hàng ? " của Tiên-sinh Trịnh Bá Lộc
____________ _________ _________ _________ __
Đầu Hàng ?
Trịnh Bá Lộc
Tổng Thống VNCH Đại Tướng Dương Văn Minh
Trong năm 2008, người viết bài này trả lời ký giả Hồng Phúc của đài phát thanh VN hải ngoại tại Hoa Thịnh Ðốn trong đó có câu hỏi dưới đây:
“Thưa Ông, trong một lần trả lời phỏng vấn trước đây, ông có nói rằng ÐT Dương Văn Minh cho rằng ‘không cứu được nước thì cứu dân’. Nhưng có người chê rằng ÐT Dương Văn Minh là người không có được cái khí tiết như Cụ Phan Thanh Giản ngày xưa, khi biết rằng không có đủ sức chống giặc, sợ dân chết oan uổng nên Cụ đầu hàng Pháp. Nhưng sau đó, Cụ đã có cái sĩ khí của nhà Nho nên đã tự vận để nhận trách nhiệm với nhà vua. Ông nghĩ sao về điều này?”
Người viết bài nầy, nguyên là sĩ quan tùy viên của Ðại Tướng Dương Văn Minh (DVM) từ tháng 10/1958 đến ngày 29/04/75), đã trả lời như sau đây:
Một lần nữa, tôi xin lặp lại câu trả lời của tôi trong lần phỏng vấn ngày 11 tháng 5, 2008 vừa qua: Việc Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Ðại Tá Ðặng Sĩ Vinh, Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long... và cả nhiều anh em binh sĩ đã tự sát chẳng những làm chúng ta kính ngưỡng mà ngay cả kẻ thù cũng phải kinh sợ và kính trọng. Chắc chắn lịch sử sẽ có những trang hào hùng về các anh hùng nầy.
Bây giờ để trả lời câu hỏi của ông, tôi xin nêu ra ba ý:
1. Ý kiến của Ðại Tướng Dương Văn Minh:
Ðại Tướng Dương Văn Minh, trong một thư riêng trả lời Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, đã viết như sau:
“Tôi không tự sát vì thân thể mình do Trời Ðất (Ân Trên) kết tạo, cha mẹ sanh dưỡng, mình không có quyền hy sinh.
Mình có thể hy sinh tên tuổi, uy tín, tài sản, sự nghiệp v.v.. . Tóm tắt, mình chỉ có quyền hy sinh những gì tự mình tạo ra mà thôi...”
2. Ý kiến của Dân Biểu Nguyễn Hữu Chung, phát ngôn viên chính thức của Ðại Tướng Dương Văn Minh trước ngày 30/4/75:
Trước ngày tự ý đứng ra lãnh trách nhiệm trọng đại, Ðại Tướng Minh đã tỏ bày tâm sự của mình với Dân Biểu Nguyễn Hữu Chung khi ông Chung khuyên ông không nên lãnh trách nhiệm trước tình thế tuyệt vọng của đất nước. Tâm sự này đã được ông Chung nhắc lại ít nhất là 2 lần: một lần trong điếu văn ông đọc trong tang lễ Ðại Tương Minh và lần cuối cùng là lúc chúng tôi viếng thăm ông Chung tại Montreal, Canada, vào tháng 1/2003 trước khi ông qua đời.
Ông phải tự chích thuốc giảm đau mới có thể cố gắng ngồi tiếp chuyện chúng tôi gần hai giờ đồng hồ. Ðây là lời ông Chung:
“Vào những ngày cuối tháng 4 năm 75 khi tôi thuyết phục Ðại Tướng đừng lãnh cái trách nhiệm có thể làm tổn thương đến danh tiếng và cả tánh mạng của Ðại tướng thì ông đã khẳng khái nói với tôi là ông đồng ý tất cả lập luận của tôi (Nguyễn Hữu Chung), nhưng ông bảo rằng ông phải làm một cái gì để cứu dân chúng và quân đội vì ông là một quân nhân cấp chỉ huy, hơn thế nữa là một người đã từng là lãnh đạo tối cao đất nước. Suốt đêm 29/4 tôi đã ở bên ÐT Minh và thuyết phục ông lần cuối cùng rằng sáng mai 30/4 hãy cùng chúng tôi rời VN bằng tàu V.N Thương Tín khi còn có thể đi kịp.
Nhưng một lần nữa ông từ chối cũng như ông đã từ chối những lời mời lễ độ của quí vị sĩ quan quan Hải Quân cao cấp như Ðô Ðốc Chung Tấn Cang ngày 29-4-1975. Tôi có hỏi thêm ông rằng nếu tình trạng xấu nhất xảy ra, ông lọt vào tay cộng sản thì sao? Một lần nữa, ông lại khẳng khái rằng ‘ông phải có danh dự của một quân nhân: khi đã lãnh trách nhiệm thì phải chịu trách nhiệm. Ông phải ở lại chia sẻ những nỗi khổ cực với anh em quân đội và nếu quân cộng sản Bắc Việt có giết ông như quân Khmer Ðỏ đã giết Thủ Tướng Sirik Matak ở Nam Vang thì điều đó cũng như ông đã chết tại mặt trận. Ông tuyệt đối không hối hận.’ Sáng hôm đó, bắt tay từ giã ông, tôi thấy một người lính gan lì, đầy danh dự. Sáng hôm đó, Ông Ðại Tướng Dương Văn Minh đã ngã xuống với quân đội của ông và nước Việt Nam Cộng Hòa.”
Những lời trên của ông Chung đã cho chúng ta thấy rằng Ðại Tướng Minh không hề sợ cái chết. Và hơn nữa bản thân ông cũng đã định liệu trước rằng việc này có rất nhiều khả năng xảy ra.
3. Ý kiến thứ ba là của cá nhân tôi:
Sau này đã có rất nhiều người oán trách Ðại Tướng Minh, họ cho rằng vì ông đầu hàng mà bao nhiêu gia đình phải bị tan nát, bao nhiêu anh em binh sĩ và giới chức cao cấp đã phải bị tù đày và thậm chí mất mạng. Trong một thời điểm nào đó, một giai đoạn nào đó, họ có cái lý của họ, đúng ra thì họ tưởng là họ có lý. Bởi vì, đứng trên phương diện tích cực hơn và khách quan hơn, chúng tôi thấy rằng, tôi xin nhấn mạnh, dưới đây là ý kiến của cá nhân tôi, hậu quả tàn khốc này do nguyên nhân sâu xa hơn rất nhiều: đó là do bản chất tàn ác của Cộng Sản. Bản chất tàn ác đó cũng chỉ rập khuôn những gì đã diễn ra khi Cộng Sản Nga chiếm đóng Ba Lan và Cộng Sản Trung Hoa dưới quyền thống trị Mao Trạch Ðông sau khi lật đổ Trung Hoa Quốc Gia.
Ðó là đòn chánh trị hiểm ác nhất của Cộng Sản. Người Cộng Sản Bắc Việt Nam không có lòng nhân của Tướng Ulysse S Grant khi chấp nhận đầu hàng vô điều kiện của Tướng Robert Lee, quân đội Miền Nam Hoa Kỳ gồm 11 bang. Tướng Ulysse S Grant người Tư Lệnh chiến trường quân đội Union, đã chứng tỏ lòng mã thượng khi chiến thắng người anh em miền Nam trong quân đội Confederate. Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ Abraham Lincoln đã tôn trọng tinh thần mã thượng nầy: Không có tù, không có đày ải, không có truy tố, không có tập trung cải tạo lâu dài hay ngắn hạn, không có tội phạm chiến tranh, không có xử tử.
Trái lại, vào ngày 1/5/1975 khi thả ông Dương Văn Minh, LS Nguyễn Văn Huyền, GS Vũ Văn Mẫu... theo lời yêu cầu cư xử nhân đạo đối với cựu quân nhân, cán bộ chính quyền VNCH của ông Dương Văn Minh, Tướng Trần Văn Trà, chủ tịch Ủy ban Quân quản tuyên bố: Giữa hai người Việt Nam, không có ai là kẻ chiến thắng, không có người bại trận.” Giới lãnh đạo CSBV không xem lời tuyên bố của vị tướng đại diện của họ có giá trị, như họ đã nhiều lần phản bội cam kết, thỏa ước chẳng những đối với người anh em miền Nam mà kể cả đối với thế giới. CSBV không xem lời tuyên bố của Tướng Trần Văn Trà như là của người đại diện quân đội chiến thắng. Họ muốn người đã đầu hàng họ tức là Ðại Tướng Dương Văn Minh không được dân chúng cảm ơn, mà ngược lại phải bị người dân miền Nam xem ông là nguyên nhân gây ra thảm trạng này, và họ đã thành công. Nếu muốn trách Ðại Tướng Minh, hoặc trách một số nhà lãnh đạo người Việt quốc gia hay của một số quân nhân cao cấp của chúng ta thì chỉ nên trách sự đánh giá sai lầm của những vị nầy về cái ác kinh tởm của Cộng Sản. Suy cho cùng thì đại đa số chúng ta đều không lường được đúng mức cái tàn ác và vô nhân này của Cộng Sản. Bằng cớ là có nhiều giới chức cao cấp hành chánh cũng như quân đội đã có nhiều điều kiện để di tản như Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo, Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, Chuẩn Tướng Bùi Văn Nhu, như Luật Sư Trần Văn Tuyên, Giáo Sư Bùi Tường Huân, BS Phan Huy Quát (chết trong tù CS)... nhưng vì đặt nặng tinh thần trách nhiệm hơn là an toàn cá nhân, hoặc ít hoặc nhiều, cho rằng, cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc cho dù là chiến tranh giữa hai ý thức hệ một bên là Cộng Sản, một bên là người Việt quốc gia nhưng vẫn là người Việt với nhau, giữa cha và con, giữa anh và em, giữa bà con thân thuộc... đã chấm dứt thì kẻ chiến thắng không còn lý do nào để đối xử tán tận lương tâm với chính dân tộc, với chính anh em bà con mình. Rõ ràng là họ ở lại cũng chỉ vì không biết được thực chất cái ác của Cộng Sản.
Bây giờ đặt ra giả thiết nếu Cộng Sản ít ác hơn một chút, còn một chút tình người, có chút ít lương tâm, một chút thiện chí thì họ sẽ chỉ sẽ tập trung Quân, Cán, Chính của VNCH lại cải tạo bình thường trong một thời gian ngắn như những gì họ đã tuyên truyền, để đôi bên hiểu nhau, sau đó họ trả lại tự do chứ không gây tang thương, chết chóc như thực tế trong nhiều năm sau chiến tranh, thì có phải hành động đầu hàng của Ðại Tướng Minh đã được mọi người hoan nghênh và thậm chí là biết ơn và ước nguyện cứu lính, cứu dân của ông là có hiệu quả rõ rệt. Nhưng Cộng Sản thâm độc đâu muốn như vậy. Một phát đạn họ đã hạ 2 mục tiêu: làm cho người dân miền Nam oán giận Ðại Tướng Minh và tập trung cầm tù được anh em chúng ta.
Thêm một giả thiết nữa: nếu không đầu hàng thì sao?
Chúng ta cũng nên nhìn qua quốc gia láng giềng để đánh giá cho đúng mức: Tổng Thống Lon Nol bỏ chạy, ông không đầu hàng và khi Khmer đỏ vào Nam Vang, đuổi dân ra khỏi thủ đô, tập trung lại trên các “killing fields” rồi tàn sát hàng triệu người dân Khmer vô tội. Chắc chúng ta vẫn chưa quên hình ảnh rùng rợn của những hầm xương khổng lồ cũng như cái kiểu giết người man rợ của Cộng Sản Campuchia. Chỉ cần tưởng tượng người dân Sài Gòn chịu 1/10 cảnh đó thôi chúng ta cũng đủ rùng mình thảng thốt. Như vậy hành động của Lon Nol so với trách nhiệm của Ðại Tướng Minh có cần phải bàn cãi thêm không?
Như vậy, những người oán trách Ðại Tướng Minh đã không công bằng. Những vị nầy không nhìn thẳng vào đối tượng là Cộng Sản để làm mục tiêu tranh đấu mà lại đổ lỗi cho một người dám đứng ra lãnh trách nhiệm thay cho nhiều kẻ khác, bỏ dân, bỏ thuộc cấp, bỏ nước trốn chạy. Nếu khách quan hơn một chút, những người nầy phải dễ dàng nhận thấy rằng không có lệnh đầu hàng, sẽ có thêm những anh hùng như Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung sĩ Vũ Tiến Quang bị Cộng Sản xử tử, và rồi chuyện sẽ xảy ra vẫn giống như tại các Vùng Chiến Thuật 1, 2, 3 nhanh chóng lọt vào tay Cộng Sản. Và quan trọng hơn là nếu không đầu hàng thì liệu có tránh được thảm trạng hay không? Hay ngược lại sẽ tàn khốc hơn, dân chúng sẽ điêu linh hơn, chiến sĩ phải hy sinh nhiều hơn, bị thương tích, bị tàn phế không được chăm sóc như chính Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã thấy tận mắt, khiến ông phải khóc vì quá đau lòng, vì hầu hết quân y sĩ và bác sĩ đã chạy trốn trước để rồi cuối cùng cũng đi đến “một sự thật không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6-1975 nếu không nhận được số quân viện phụ trội”... như chính vị Tổng Tham Mưu Trưởng của chúng ta, Ðại Tướng Cao Văn Viên, đã viết rõ ràng nơi trang 136 trong sách “Những ngày cuối của Việt Nam Cộng Hòa.” Rồi không đầu hàng nhưng vẫn phải ngưng bắn...
Nhưng đầu hàng rồi tại sao Ðại Tướng Dương Văn Minh không tự tử như Cụ Phan Thanh Giản ngày xưa?
Tôi xin thưa quí vị ý của tôi là: Việc tự tử phải vừa có nguyên nhân vừa phải có mục đích của nó mới có giá trị.
Một vị lãnh đạo chỉ tự tử khi thấy không làm tròn trách nhiệm, hoặc cảm thấy phẫn uất, hoặc muốn làm cho kẻ thù khiếp sợ, hoặc vì nguyên nhân cao cả hơn nữa là muốn giữ gìn tiết tháo của mình: Ðây là trường hợp Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai , Ðại Tá Ðặng Sĩ Vinh, Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long, Thiếu Tá Tôn Thất Trân: tất cả mọi người, kể cả kẻ thù phải kính phục hành động này.
Ðối với Ðại Tướng Minh tất cả nguyên nhân trên hoàn toàn không có. Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Cụ Phan Thanh Giản tự tử vì thấy mình không bảo vệ được thành, vì không làm tròn được trọng trách mà vua đã giao phó. Chúng ta vẫn hâm mộ và kính phục các vị anh hùng này.
Ðối với Ðại Tướng Minh thì nguyên nhân gì mà ông phải tự tử? Thua Cộng Sản ở Việt Nam vào năm 1975 hoàn toàn không phải lỗi của ông. Trong nhiều năm (từ 1964 trở đi) ông đã không có một quyền lực gì để đối chọi với Cộng Sản. Thậm chí đến những ngày tàn của đất nước, nhiều người trong nội bộ chánh quyền Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và cá nhân Tổng Thống Thiệu nữa, đã lớn tiếng hô hào sẽ cùng chiến sĩ và nhân dân chiến đấu chống Cộng cho đến cùng, nhưng rồi họ đã làm gì? Ðau đớn hơn nữa là đến khi biết tình hình chiến sự không thể cứu vãn được đem đến việc từ chức của nội các Trần Thiện Khiêm 4 tháng 4 năm 1975 và quyết nghị của Thượng Viện VNCH yêu cầu T.T. Nguyễn Văn Thiệu từ chức vì trong số 45 tỉnh, đã có 12 tỉnh lọt vào tay CSBV, họ cũng vẫn cố chấp không đếm xỉa đến lời đề nghị của Ðại Tướng Minh rằng hãy trao trách nhiệm cho ông, tạo điều kiện cho ông giúp nước giúp dân vào thời điểm mà cả sức người và thế cuộc còn có thể làm được như trong lần phỏng vấn trước tôi đã trình bày. Nhưng họ đã làm ngơ trước thiện chí của ông, đến khi không thể vãn hồi được nữa thì cùng nhau bỏ chạy, để mặc dân tộc, để mặc binh sĩ. Như vậy cái tội không làm tròn trách nhiệm là tội của những người này chứ không phải của Ðại Tướng Minh.
Còn trách nhiệm của Ðại Tướng Minh là gì? Ông đã tuyên bố với quốc dân khi nhận chức tổng thống là ông “tìm một nền hòa bình cho dân tộc.” Những người cộng sự với ông, như là ông Nguyễn Hữu Chung là một điển hình, ai cũng biết lúc đó ông đã từng nói nhiều lần “không cứu được nước thì phải cứu dân” và ông đã làm được điều này dù phải trả một giá quá đắt về tinh thần. Ông đã hy sinh cái tôi của mình, cái danh tiếng của mình để đứng ra làm cái việc đau lòng, nhục nhã nhất của vị chỉ huy: đầu hàng kẻ thù chỉ vì muốn giữ được toàn vẹn thủ đô Sài Gòn, hàng vạn sanh linh đồng bào và chiến sĩ miền Nam. Ông đã làm được cái việc mà đúng ra những người khác phải làm nhưng lại bỏ ra đi.
Chúng ta đừng quên rằng ngay sau những ngày mới mất nước, người Saigon nói riêng và dân miền Nam nói chung đã không ít người tỏ lòng cám ơn ông vì đã giữ được sinh mạng và tài sản của bao người khi đã tránh được cơn binh lửa đó. Mới đây thôi, khi chiến tranh Iraq xảy ra, nhìn thấy Baghdad điêu tàn, đổ nát đã không ít người Việt, cả trong nước lẫn ngoài nước, đã bàng hoàng và cũng phải thốt lên rằng nếu ông Minh không đầu hàng thì số phận Sài Gòn chắc không hơn gì Baghdad. Như vậy ông đã làm được nhiệm vụ mà ông đã nói trước quốc dân, đó là “tìm một nền hòa bình cho dân tộc” và hơn thế nữa ông đã làm được cái điều mà ông muốn là cứu dân. Vậy thì tại sao ông lại phải tự tử? Và tự tử để làm gì?
Dù là người chỉ trích ông hay là người bênh vực ông thì ai cũng phải công nhận một điều là chiến tranh được chấm dứt sớm hơn chính là nhờ tinh thần trách nhiệm và lòng nhân từ của Ðại Tướng Dương Văn Minh. Có chết chóc, có cực hình dã man ở các trại giam của Cộng Sản thật... nhưng khổ tận cam lai...
Ông Nguyễn Hữu Chung một lần nữa kể lại: “Ông Minh bảo tôi hãy ra đi để có dịp học hỏi thêm, và phải cố hết sức mà học. Tương lai VN sau này là trông cậy vào kiến thức và đảm lược của những người trẻ. Và cũng với tinh thần đó mà ông đã cho phép các phi công trực thăng cất cánh rời Dinh Ðộc Lập tối 29, còn tôi thì từ giã ông ngày 30/4...”
Rồi nhìn lại chúng ta ngày nay: có hàng trăm ngàn gia đình được định cư khắp nơi trên thế giới. Thế hệ chúng ta có thể đã trễ - tôi mong rằng tôi sai điểm nầy - nhưng con em chúng ta đã có cơ hội thuận tiện được đào tạo tại các trường đại học nổi tiếng, một việc mà giới trung lưu Việt Nam không bao giờ nghĩ tới. Người Việt định cư tại Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu và các nơi khác đã không ít người thành công vượt bực khiến ngay cả người đón nhận chúng ta phải khâm phục. Tương lai là nơi con cháu chúng ta. Một nước Việt Nam tự do sẽ ở trong bàn tay các thế hệ mai sau này. Như vậy viễn kiến và mong ước của của Ðại Tướng Minh đã phần nào trở thành hiện thực.
Ngoài ra, còn câu hỏi này nữa:
Có người so sánh ÐT Dương Văn Minh với Thống chế Pétain của Pháp, một Thống chế trong quân đội Pháp đã đầu hàng Ðức rồi hợp tác với quân xâm lược Ðức. Nghĩa là chê ÐT Minh đã đầu hàng VC lại còn không dám tỏ thái độ phản kháng nhà cầm quyền CSVN sau ngày 30 tháng Tư 1975. Ông nghĩ sao?
Trả lời: Tôi xin phép chia câu hỏi nầy ra hai phần:
1. Thống Chế Pétain và Ðại Tướng Dương Văn Minh:
Trước hết tôi nói về thống chế Pétain: Nhờ chiến công hiển hách trong Ðệ Nhất Thế Chiến, Tướng Philippe Pétain đã đạt được cấp bực cao quí nhất trong quân đội Pháp và được ngưỡng mộ là anh hùng của nước Pháp. Ðến mùa hè 1940 Pétain cùng với Tướng Maxime Weygand và Thiếu Tướng Charles De Gaulle được Thủ Tướng Paul Reynaud của Pháp đem vào nội các của ông.
Khi Quân Ðội Pháp thất bại trong việc ngăn chận làn sóng xâm lăng của Ðức Quốc Xã, dẫn đến nguy cơ mất nước thì Chánh Phủ Pháp muốn rút về các thuộc địa Pháp ở Bắc Phi rồi liên minh với quân đội Anh để tiếp tục cuộc chiến đấu với Ðức. Nhưng Pétain từ chối không chịu rời nước Pháp và kết quả là chánh phủ Reynaud đổ, dẫn đến việc ông Reynaud từ chức. Tổng Thống Albert Lebrun mời Pétain thành lập nội các, sau đó từ chức vụ Thủ Tướng Pétain trở thành Quốc Trưởng Pháp Quốc với nhiều quyền hành đặc biệt. Lúc bấy giờ Pétain được đại đa số dân chúng ủng hộ và được coi như một vị cứu tinh của nước Pháp. Pétain ký thỏa ước đình chiến với Hitler, cho phép Ðức Quốc Xã chiếm đóng toàn bộ miền Bắc, miền Tây nước Pháp và tất cả vùng ven biển Ðại Tây Dương kể cả Paris, dù rằng kinh đô ánh sáng vẫn được xem là thủ đô -de juré - của Pétain, chỉ chừa lại 2 phần 5 lãnh thổ cho chánh phủ Vichy. Sau đó Pétain lần lần vận động Quốc Hội Pháp phê chuẩn hiệp ước đình chiến, cho phép Pétain có quyền hành đặc biệt soạn thảo Hiến Pháp mới. Ðến đây, Ðệ Tam Cộng Hòa Pháp coi như bị xóa bỏ. Tính cách hiến định của việc này bị phe De Gaulle chống đối. Pétain hợp tác với Hitler chặt chẽ hơn, gián tiếp yểm trợ Trục Ðức-Ý ở Âu Châu, Nhật ở Á Châu. Tệ hại hơn nữa, khi Ðồng Minh chuẩn bị cuộc đổ bộ lịch sử để giải phóng Pháp và Âu Châu thì Pétain lại chấp nhận đề nghị của Ðức Quốc Xã thành lập lực lượng thân binh, dưới quyền chỉ huy của một Sĩ quan Ðức Quốc Xã, Thiếu Tá Joseph Darmand, mở chiến dịch càn quét các tổ chức kháng chiến quân người Pháp.
Sau chiến tranh Pétain bị kết án tử hình vì tội cộng tác với Ðức Quốc Xã, nhưng De Gaulle, người lãnh đạo cuộc kháng chiến, lúc bấy giờ đã trở thành Thủ Tướng, ân xá Pétain, với lý do là ông ta đã quá già - 89 tuổi - và hơn nữa ông đã lập công lớn trong Thế Chiến Thứ Nhất. Tuy nhiên, cũng có nhiều người Pháp cho rằng bản án quá hấp tấp và bất công. Pétain đã chết già ở một hòn đảo ngoài khơi Ðại Tây Dương.
(Còn tiếp)
2. Bây giờ xin nói về Ðại Tướng Dương Văn Minh
Chiếu theo cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 10, năm 1955 ở Việt Nam, Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm tuyên bố Hiến Ước Tạm thời và trở thành Quốc Trưởng với danh xưng Tổng Thống VNCH vào ngày 26 tháng 10, năm 1955. Chỉ hai ngày sau, Ðại Tá Dương Văn Minh hoàn tất chiến dịch Hoàng Diệu tiễu trừ Bình Xuyên tại Rừng Sát. Tôi xin được trích nguyên văn 2 tác phẩm, một là cuốn “1945-1964 Việc Từng Ngày Hai Mươi Năm Qua” của ông Ðoàn Thêm và cuốn thứ hai là “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” của Hoàng Linh Ðỗ Mậu:
“Ðại Tá Dương Văn Minh, dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến về thủ đô trên con đường Catinat để vào dinh Ðộc Lập giữa tiếng hoan hô vang dội của dân chúng. Tồng Thống Ngô Ðình Diệm đứng tại thềm Dinh Ðộc Lập đón chào người anh hùng chiến thắng Rừng Sát. Ông ôm hôn Ðai Tá Dương Văn Minh...”
“Báo chí Sài Gòn đề cao Dương Văn Minh là ‘Anh hùng Rừng Sát.’ Riêng Ông Ngô Ðình Nhu, tuy vui mừng sung sướng thấy kẻ thù bị tiêu diệt, vẫn tỏ ra bất mãn với báo chí và dư luận khi Dương Văn Minh được đề cao là ‘anh hùng.’ Ông Nhu nói với nhiều người, nhất là những người thân tín ở trong dinh, rằng ‘cả nước Việt Nam chỉ có một anh hùng mà thôi, đó là anh hùng Ngô Ðình Diệm.’” (Hoàng Linh Ðổ Mậu, trang 142)
“...Ngày 6 tháng 11, 1955, tại Sài Gòn có cuộc biểu tình hoan hô các chiến sĩ Rừng Sát trờ về. Ðại Tá Dương Văn Minh được thăng Thiếu Tướng. Ngày 12 tháng 11, 1955 các cấp chỉ huy Chiến dịch Rừng Sát được nhiều giới thết tiệc mừng tại trường Pétrus Ký.” (Ðoàn Thêm, trang 185.).
Ông Ðoàn Thêm là một công chức cao cấp, di cư từ Bắc vào Nam, giữ chức vụ phụ tá Ông Ðổng Lý Văn Phòng Quách Tòng Ðức.
Cựu TT Ðỗ Mậu là sĩ quan cao cấp, đồng chí, cùng quê hương Quảng Bình với Tổng Thống Ngô Ðình Diêm, cả hai đều được tổng thống tin cậy và trọng dụng từ năm 1954 đến 1963. Bằng hai cách trình bày khác nhau cả 2 ông đều cho rằng Tướng Dương Văn Minh, nhờ chiến công của chính mình được báo chí và dư luận thời phôi thai của chế độ Ðệ Nhất Cộng Hòa xưng tụng là “anh hùng.”
Hơn một tháng sau, ngày 1 tháng 1, năm 1956, Tướng Dương Văn Minh lại được giao trọng trách chỉ huy chiến dịch Nguyễn Huệ rồi sau đó là chiến dịch Thoại Ngọc Hầu, lần lượt thu phục được lực lượng Hòa Hảo của Tướng Trần Văn Soái tức Năm Lửa, bắt sống Tướng Lê Quang Vinh tức Ba Cụt. Ngày 8 tháng 12, 1956, Tướng Dương Văn Minh được vinh thăng Trung Tướng, một và hai ngày thâm niên hơn các trung tướng khác, như Nguyễn Ngọc Lễ, Trần Văn Ðôn, Trần Văn Minh, Thái Quang Hoàng.
Ðến ngày 1 tháng 11, 1963, Trung Tướng Dương Văn Minh, bằng uy tín sẵn có cùng với thâm niên cấp bực, được Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng tín nhiệm đề cử giữ chức vụ Chủ Tịch, lãnh đạo cuộc lật đổ chánh quyền Ðệ Nhất Cộng Hòa. Ðến ngày 30 tháng 1, 1964, Trung Tướng Trần Thiện Khiêm và một nhóm sĩ quan thuộc một đảng chính trị quốc gia làm cuộc chỉnh lý nhằm đưa vị lãnh tụ của họ là Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn hồi hương để thay thế Thủ Tướng đương nhiệm Nguyễn Ngọc Thơ. Việc xảy ra không đúng theo ý muốn của nhóm này mà lại dẫn tới kết quả là Trung Tướng Nguyễn Khánh, người được Hoa Kỳ ủng hộ, trở thành Chủ Tịch Hội Ðồng Quân Ðội Cách Mạng, kiêm Thủ Tướng Chánh Phủ, còn Trung Tướng Dương Văn Minh trở thành Quốc Trưởng VNCH nhưng ông không có thực quyền. Tất cả quyền bính lọt vào tay Trung Tướng Nguyễn Khánh.
Ðến cuối năm 1964, ông Minh được ông Phan Khắc Sửu thay thế theo quyết định của Thượng Hội Ðồng Quốc Gia, và phải sống lưu vong tại Bangkok, Thái Lan, do áp lực của Hoa Kỳ và một số tướng trẻ gọi là “young turks“cho đến ngày 5 tháng 10, năm 1968, mới được hồi hương nhờ vào sự ủng hộ của dân chúng. Ông Dương Văn Minh được thăng cấp Ðại Tướng trước Tướng Nguyễn Khánh một ngày, và được giải ngũ trong thời gian lưu vong tại Bangkok.
Nhưng lòng người dân Miền Nam đa số vẫn hướng về phía ÐT Dương Văn Minh cho nên nhiều người đã hết lòng ủng hộ chủ trương Hòa Bình Dân Tộc, một đối trọng mà cả hai phe Cộng Sản và chính quyền VNCH của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải kiêng dè.
Ðầu tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa suy sụp trầm trọng trên cả hai phương diện chánh trị và quân sự. Miền Trung đang lọt vào tay CS một cách nhanh chóng. Chính quyền TT Thiệu đang lâm nguy, bất đồng nội bộ đang hồi gay cấn nhất, nhưng vẫn không cải tổ. Những quyết định rút quân sai lầm của ông Thiệu dẫn đến việc nhiều tướng tá bỏ nhiệm vụ đào chạy. Nguy cơ mất miền Ðông Nam phần ngày càng lớn. Nhiều phe phái chính trị và nhất là những người miền Nam không ủng hộ chính quyền VNCH một lần nữa muốn ÐT Minh lên nắm chánh quyền, hầu tìm một lối thoát dẫn tới hòa bình. Chính ÐT Minh cũng nhiều lần đề nghị giao trách nhiệm này cho ông khi mà sức người và thế cuộc còn có thể xoay chuyển được, nhưng chính quyền VNCH lại làm ngơ. T.T Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố hùng hồn khi thoái nhiệm nhưng lại lập tức lặng lẽ chạy ra khỏi nước bỏ mặc số phân dân tộc. Ðến khi bị áp lực quá lớn của lưỡng viện Quốc Hội thì TT Trần Văn Hương mới đồng ý trao quyền lại cho ÐT Minh.
Tôi xin được đưa ra 3 điểm giữa Thống Chế Philippe Pétain và Ðại Tướng Dương Văn Minh, và sự so sánh này cũng là câu trả lời cho câu hỏi về thái độ của Ðại Tướng Minh sau khi đầu hàng CS:
-Ðiểm thứ nhất là họ chỉ có 1 điểm tương đồng. Ðó là cả hai đều là những nhà quân sự tài ba và đã tạo được nhiều chiến công hiển hách. Nhờ vậy mà họ cùng được xưng tụng là anh hùng một thời.
-Ðiểm thứ hai là họ quyết định một khúc quanh lịch sử gần giống nhau: Một người thì ký hiệp ước đình chiến với giặc phát-xít Ðức ngoại xâm để bảo vệ Paris, một người thì tuyên bố buông súng đầu hàng vô điều kiện để cứu đồng bào và chiến sĩ. Nhưng nếu chỉ nhìn hiện tượng mà so sánh thì thật là hời hợt và bất công. Bởi vì nếu xét kỹ về bối cảnh của 2 sự kiện thì ta thấy có một sự khác biệt vô cùng lớn.
Pétain chấp nhận thỏa hiệp trong khi đang thống lĩnh cả quân đội trong tay, đang còn có cơ hội hợp tác với đồng minh để đánh trả kẻ thù, đang còn có một hậu phương vững chắc là các thuộc địa ở Châu Phi và Tướng Charles De Gaulle đang hợp tác với Ðồng Minh chuẩn bị đổ bộ lên Âu Châu.
Còn ÐT Minh thì sao? Ông không phải là người đang thống lãnh quân đội, đến khi có quyền này thì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa khi đó đã hầu như tan rã, đại đa số các tướng tá đã bỏ rơi đội ngũ. Chiến sĩ mất tinh thần, quân trang đạn dược không còn, lại bị đồng minh bỏ rơi, chắm dứt viện trợ.
Pétain với tư cách là người đương nhiệm đi ký hiệp ước với Ðức Quốc Xã ngoại xâm.
Dương Văn Minh đang là một chính khách, một vị tướng nghỉ hưu, lúc đó ông không có ảo tưởng về quyền lực, biết rõ không thể cứu nước được nữa nhưng vẫn tình nguyện nhận lấy nhiệm vụ, hy sinh mình để mà cứu dân.
-Ðiểm thứ ba là sự khác nhau rõ rệt của 2 người:
Pétain thỏa hiệp rồi sau đó tích cực hợp tác với giặc để có thêm quyền lực và địa vị, còn tệ hại hơn là phản bội nghĩa quân Pháp, phản bội dân tộc Pháp cũng chỉ vì cái tôi của mình.
Dương Văn Minh thi hoàn toàn ngược lại: Vì hàng vạn sanh linh người miền Nam mà ông đã hy sinh cái tôi của mình, hy sinh thanh danh của mình. Ông không hề hợp tác với CS dù là trước hay sau ngày 30 tháng 4. Nhiều người chê ông phải là một chánh trị gia, khi không bỗng dưng nhận lấy cái chính quyền hấp hối của miền Nam, nhưng có biết đâu đằng sau cái thiếu chánh trị - mà người ta thường hiểu vì “ông không có cái khôn khéo của những con buôn chánh trị (NHC)” - là cả một sự bi hùng của một tấm lòng nhân từ hết lòng yêu dân, yêu chiến sĩ của ông.
Một câu hỏi nữa:
“Nhiều người chê ÐT Minh đã đầu hàng VC lại còn không dám tỏ thái độ phản kháng nhà cầm quyền CSVN sau ngày 30 tháng 4, 1975. Ông nghĩ sao?
Tôi nghĩ rằng, sự so sánh của tôi cũng đầy đủ để giúp quí vị hiểu rõ thái độ của Ðại Tướng Minh sau khi đầu hàng Cộng Sản.
Và đây là câu hỏi sau cùng:
“Người ta cũng chê ÐT Minh không phải là nhà lãnh đạo quốc gia có tầm vóc nên đã không làm được như Tưởng Giới Thạch, khi ông này đã đưa được dân Trung Hoa ra hải đảo và lập nên được một Ðài Loan như ngày nay. Ông nghĩ sao?”
Người xưa nói anh hùng muốn làm được việc lớn thì ngoài tài năng ra còn phải có thêm 3 yếu tố quyết định: Thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
Tôi xin nói về địa lợi trước. Ðài Loan là một quần đảo lớn cách Trung Hoa lục địa 120 cây số, chiều dài 394 cây số, chiều ngang 144 cây số, với diện tích 35,801 cây số vuông.
Vì diện tích đảo đủ lớn và với vị trí đặc biệt xa rời đất liền nên từ đời Mãn Thanh đảo này đã được người Hán xây dựng thành căn cứ chống lại triều đình, giành lại giang sơn cho nhà Minh. Trong một chừng mực nào đó, Ðài Loan đã được phát triển về kinh tế công nghiệp và nông nghiệp quan trọng hơn là có những căn cứ quân sự đáng kể.
Trái lại, Việt Nam chỉ có hai đảo đáng kể là Phú Quốc và Côn Sơn. Lớn nhất là Phú Quốc với chiều dài 48 cây số và chiều ngang 28 cây số, diện tích 567 cây số vuông, chỗ gần đất liền nhứt chỉ cách Kampuchia 11 cây số trong tầm đạn pháo binh 155ly, và cách Hà Tiên 45 cây số. Nó quá gần lục địa cho nên rất dễ bị lục địa tấn công và quá nhỏ nên rất dễ bị tiêu diệt. Phú Quốc không được phát triển về công nghiệp cũng như nông nghiệp và nhất là không thể đứng vững và tự phát triển một cách độc lập để nuôi quân, nuôi dân như Ðài Loan được. Tất cả các nhà lãnh đạo của VNCH cũng không cho rằng Phú Quốc là một căn cứ quân sự quan trọng nên không hề thiết lập hệ thống phòng thủ với phương tiện chỉ huy, kho tiếp liệu hay kho lương thực... Tóm lại, trên mọi phương diện Phú Quốc không thể so sánh với Ðài Loan.
Bây giờ nói đến thiên thời, tức là hoàn cảnh lịch sử của thế giới trong 2 thời kỳ: Thời kỳ Tưởng Giới Thạch: Lúc bấy giờ phe Xã Hội Chủ Nghĩa chỉ có Liên Xô là lớn nên chưa thể gọi là vững mạnh được. Ngược lại Thế Giới Tự Do, đứng đầu là Mỹ, đã phát triển mạnh, đang đối đầu với Cộng Sản và rất cần những đồng minh để ngăn chặn làn sóng Ðỏ này. Vì vậy Tưởng Giới Thạch đã được Hoa Kỳ hỗ trợ tối đa từ quân sự, chính trị cho đến kinh tế. Giúp Tưởng Giới Thạch di tản về Ðài Loan rồi tiếp tục ủng hộ Cộng Hòa Trung Hoa (ROC) cũng là một trong những chiến lược của Mỹ nhầm đối kháng lại làn sóng đỏ đang lan rộng qua Châu Á. Cũng vì lý do đó mà Cộng Hòa Trung Hoa vẫn là Một trong Năm Hội Viên Thường Trực có quyền phủ quyết trong Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Chúng ta không quên rằng thời đó phe Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa là hai đối kháng, là 2 giới tuyến, không hề có tiếng nói chung.
Thời 1974-75 thế giới đã đổi khác: Phe Xã Hội Chủ Nghĩa đang ở thời kỳ phồn thịnh nhất. Trung Cộng đã là một cường quốc và Mỹ đã có một cái nhìn khác về quốc gia này. Năm 1971, Tổng Thống Richard Nixon đến Trung Cộng gặp Mao Trạch Ðông và Chu Ân Lai mở đầu cho sự giao hảo giữa 2 quốc gia. Sau đó Hoa Kỳ nhìn nhận Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tức Trung Cộng và ủng hộ chính phủ Trung Cộng gia nhập Liên Hiệp Quốc thay thế Cộng Hòa Trung Hoa trong Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Phe Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa không còn lợi thế một mất một còn như thời Tưởng Giới Thạch nữa. Việt Nam Cộng Hòa cũng không còn là chiến tuyến để ngăn cản làn sóng đỏ.
So sánh hai thời kỳ để thấy rằng Tưởng Giới Thạch nói riêng và Cộng Hòa Trung Hoa nói chung đã được sự ủng hộ tối đa của đồng minh trong khi đối thủ của họ không có cái lợi thế này. Ngược hẳn với VNCH: Trong khi miền Nam VN đang lần lần bị bỏ rơi thì Cộng Sản Bắc Việt lại được sự ủng hộ mạnh mẽ của cả 2 nước Liên Xô và Trung Cộng.
Cuối cùng xin nói đến nhân hòa tức là yếu tố về con người và hoàn cảnh khách quan trong 2 thời kỳ:
Tưởng Giới Thạch là đang là người chỉ huy tối cao của quân đội khi đang chiến đấu chống Trung Cộng. Ông đã có kế hoạch trước và có nhiều thời gian chuẩn bị rời lục địa về Ðài Loan. Lúc rút lui ra khỏi lục địa, quân đội Trung Hoa Quốc Gia là một quân đội còn mạnh và thống nhất. Họ có đầy đủ phương tiên để di tản lối 2 triệu dân gồm đa số là quân nhân và gia đình, đảng viên Trung Hoa Quốc Dân Ðảng, quan trọng nhất là giới trí thức và thương gia giàu có. Ðồng thời họ đã chuyển vận được cả tài nguyên gồm vàng dự trữ và ngoại tệ dự trữ khắp thế giới
Còn chúng ta thì sao? Trước khi ông Thiệu từ chức thì chính phủ cũng đã có mâu thuẫn trầm trọng, Phó Thủ Tướng Nguyễn Lưu Viên đã viết:
“Trong phiên họp Hội Ðồng Nội Các ngày 17 tháng 3, 1975, Tổng Trưởng Giáo Dục Ngô Khắc Tỉnh đưa tay lên và với giọng trách móc, nói ông chỉ được biết tin rút lui khỏi Pleiku là nhờ phu nhân của ông nghe đài BBC hay VOA, và yêu cầu Thủ Tướng cho 'chúng tôi' (có nghĩa là tất cả tổng trưởng) đặc ân được tham gia những quyết định quan trọng của chánh phủ. Bởi vì là một nhân viên trong chánh phủ mà chỉ biết những quyết định hệ trọng quốc gia nhờ phu nhân của mình nghe đài phát thanh ngoại quốc thì thật là một điều đáng hổ thẹn (sic).”
Ở đầu kia bàn, Thủ Tướng Khiêm cũng thì thầm: ‘Tôi cũng vậy.
Ngạc nhiên, tôi (BS Viên) cũng trả lời nhỏ nhẹ: ‘Làm sao, ông là Thủ Tướng Chánh Phủ, Tổng Trưởng Quốc Phòng, vị Tướng bốn sao cũng không biết?'
‘Nhưng mà đúng vậy, tôi (Thủ Tướng Khiêm) không được thông báo trước.’
‘Như vậy, ai là người quyết định tất cả những việc đó?’ (BS Viên)
‘Trên kia,’ Ðại Tướng Khiêm vừa nói nhỏ vừa chỉ ngón tay cái về hướng Dinh Ðộc Lập, chỉ có ba người biết thôi.”
‘Ai vậy?’ (BS Viên)
‘Tổng Thống, Ðại Tướng Viên và Thiếu Tướng Phú, ÐT Khiêm.’ (Trích Tập San Y Sĩ Canada số 153 - trang 4)”
Một việc khác, ngay sau khi Ðại Tướng Minh nhậm chức Tổng Thống, các sĩ quan đang giữ chức vụ then chốt tại Bộ Tổng Tham Mưu hay tin Ðại Tướng Viên được Tổng Thống Hương chấp thuận cho giải ngũ để đi ngoại quốc chữa bịnh, lần lượt cũng di tản theo.
Trong tháng 3, 1975, sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, và lệnh tái phối trí các đơn vị thuộc Vùng 2 Chiến Thuật được thi hành, Trung Tướng Ðồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng Liên Quân kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận đã xin và được Tổng Thống Thiệu chấp nhận cho nghỉ phép đem thân phụ qua Nhật chữa bệnh. Tuy Tướng Khuyên giữ chức vụ quan trọng, nhưng tác giả (Ðại Tướng Viên) thấy không cần thiết phải gọi tướng Khuyên về ngay... (Những Ngày Cuối Cùng VNCH trang 145, Ðại Tướng Cao Văn Viên). Ông Tổng Tham Mưu Trưởng thấy không cần thiết nhưng cấp thừa hành, là Ðại Tá Phạm Bá Hoa, Tham mưu trưởng Tổng Cục Tiếp Vận lại bối rối. Ông Hoa cho biết, một buổi trưa sau ngày 14 tháng 3, 1975, Ðại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng đích thân gọi điện thoại chỉ thị Ðại Tá Hoa cung cấp tối đa phi cơ vận tải C-130 khiển dụng cho Ðại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng Quân Ðoàn 2, để thi hành nhiệm vụ tối mật. Ðại Tá Hoa có nhiều thắc mắc mà không dám hỏi lai Ðại Tướng Viên. Ông Hoa hỏi Ðại Tá Phạm Kỳ Loan. Ông Tổng Cục Phó cũng không biết cấp phi cơ cho Ðại Tá Lý để làm gì. Ông Loan bảo ông Hoa hỏi Tướng Trần Ðình Thọ, Trưởng Phòng 3, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH của ÐT Viên. Ông tướng này bảo Ông Hoa cứ thi hành vì đó là lệnh tối mật của Tổng Thống. Ðại Tá Hoa than thở, “Phải chi có Trung Tướng Khuyên ở nhà thì ông được biết mục đích của nhiệm vụ để ông có thể vận dụng tối đa phương tiện. Cuối cùng, ông biết được lệnh tối mật nhờ cấp thuộc quyền cấp nhỏ trong ngành tiếp vận là Quân Ðoàn 2 chuẩn bị rút khỏi cao nguyên.
Trên đây là đại ý một bài viết của Phạm Bá Hoa phổ biến trên báo Bút Việt tại Dallas, Texas vài năm trước đây. Trong một bữa cơm thân mật tại Fung's Kitchen ở Houston vào năm 2005 gồm ông bà Phạm Bá Hoa, ông cựu Thẩm Phán Tòa Án Quân Sự Lư Tấn Hồng, Ðại Tá và bà Lê Thuần Trí, ông và bà Hoa Hải Ðường và chúng tôi. Ðại Tá Hoa, đã xác nhận như tôi vừa trình bày.
Một lần nữa, tôi xin nhấn mạnh lại là Ðại Tướng Minh không phải là người đang thống lãnh quân đội. Ðiều này hoàn toàn khác với Tưởng Giới Thạch và Pétain. Hơn nữa, ông lên chấp chánh trong một bối cảnh mà lòng người đang hoảng loạn, quân đội đang tan rã mất phương hướng, nhiều viên chức cao cấp và tướng lãnh đã rời bỏ VN. Khi Ðại Tướng Dương Văn Minh lên nắm chính quyền ông đã không còn có đủ phương tiện, thời gian và lực lượng yểm trợ di chuyển về Phú Quốc. Nhưng di chuyển đến Phú Quốc có ích lợi gì?
Tóm lại cả 3 yếu tố thiên thời, địa lợi và nhân hòa đều phản lại ÐT Minh. Tôi nghĩ rằng không phải chỉ riêng một mình Ðại Tướng Minh mà bất cứ một nhân vật nào trong hoàn cảnh như vậy cũng không thể làm được việc lập một Cộng Hòa Việt Nam ở Phú Quốc như Tưởng Giới Thạch đã lập Cộng Hòa Trung Hoa ở Ðài Loan.
Người viết xin mượn lời Văn Xưa, bút hiệu ông Hồ Sĩ Khuê, sinh quán Quảng Trị, một cộng tác viên với ông Cố Vấn Ngô Ðình Nhu trong thời gian chuẩn bị thành lập chính phủ của Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm, đã rất chân thành trong bài “Ðầu Hàng” để kết thúc bài viết này:
“Dương Văn Minh đã không thoát thân, gánh chuyện ô nhục vào thân, để cứu đồng bào thủ đô Sài Gòn. Rồi giữ im lặng trước những lời thóa mạ của những kẻ ông đã gánh thay điều ô nhục này... Văn Xưa viết bài hôm nay hướng về ông. Trân trọng ngỏ một lời khiêm tốn biết ơn ông, của một người chưa từng cùng ông quen biết hay gặp gỡ...”
Trịnh Bá Lộc
Tháng 4, 2010
--------------------------------------------------------------------------------
The New Busy is not the old busy. Search, chat and e-mail from your inbox. Get started.
--
Xa cách nghìn trùng cố quận ơi
Người đi góc bể kẻ chân trời
Quê cha đứng đó trong hờn tủi
sỏi đá thiên thu cũng ngậm ngùi !
- Hương Sàigòn
No comments:
Post a Comment