Re: Jackie Bông - Phục Hồi Danh Dự cho Quân Lực VNCH.
Dư âm cuộc chiến Việt Nam hầu như đã hằn sâu vào vết đau thương của lịch sử vốn kiêu hùng của nước Mỹ. Thế chiến thứ II Hoa Kỳ đã thành công ở Á châu khi đánh bại Phát xít Nhật, kế tiếp nước Mỹ kiềm hãm được Khối CS tại Triều Tiên. Tại Việt Nam, cuộc chiến đã được giới hạn và rồi sự việc kết thúc bằng những chuyến bay đêm trao đổi quyền lợi của nước Mỹ. Rồi yếu tố "Khi Đồng Minh Mỹ ôm quần bỏ của chạy lấy người" khiến khuôn mặt oai hùng của xứ Mỹ sau Thế chiến thứ II không được trọng nể uy nghi như xưa.
Nhìn về tương lai khi Con Hổ Trung Quốc lớn mạnh vượt qua những hung hãn về sức mạnh quân sự, những vương mộng bá quyền, những tham vọng tự bẩm sinh của bản năng thú tính, liệu nước Mỹ sẽ trực diện với thế chiến lược mới ra sao. Bài học về cuộc chiến Việt Nam trước đây hẳn sẽ còn ám ảnh nước Mỹ nhiều khi tham chiến trở lại tại Á châu.
Sau đây là bài viết "Phục Hồi Danh Dự cho Quân Lực VNCH" của bà Jackie Bông đã đúc kết những nhận đinh của nhiều người nhìn về cuộc chiến Việt Nam khi xưa, 35 năm đã trôi qua. Xin mời bạn đọc ghé mắt vào.
VHLA
************ ********* ********* ********* ********* ********* ********* ********* ********* ****
Trung cộng hiện đại hóa quân đội
On Sat, 5/8/10, Jackie Bong-Wright wrote:
From: Jackie Bong-Wright
Subject: Bai viet Phuc Hoi Danh Du cho Quan Luc VNCH
To: VietHai, Tran
Cc: Jackie Bong-Wright
Date: Saturday, May 8, 2010, 5:18 AM
Xin anh Việt Hải vui lòng cho phổ biến bài viết đính kèm đến các diễn đàn yahoogroups dùm nhé.
Đa tạ,
JackieB
************ ********* ********* ********* ********* ********* ********* ********* ********* ********* ********* **
Việt Nam, 35 năm sau chiến tranh:
Những bài không chịu học
Bài viết của Jackie Bông
1-Những huyền thoại về cuộc chiến
Đại Sứ John Negroponte, Cựu Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đã đặt ra một lô những chữ “Nếu” cho 150 người trong cử toạ, nhân phát biểu tại cuộc Hội Nghị được tổ chức ở Câu Lạc Bộ Army Navy Club tại Washington, nhằm lượng giá về Quân lực Việt nam Cộng hoà 35 năm sau khi chiến tranh kết thức.
“Nếu mà Tổng Thống Roosevelt còn sống thì nước Mỹ không ủng hộ cho người Pháp trở lại Việt nam? Nếu mà chúng ta biết rõ hơn về chuyện xích mích giữa Liên Xô và Trung quốc? Nếu mà Tổng thống Ngô Đình Diệm không bị ám sát? Nếu mà Tổng thống Nixon không bị dính líu vào vụ Watergate?” Nhưng vì do những cái trớ trêu bất thường cuả lịch sử đại loại như vậy mà sự việc đã xẩy ra khác hẳn đi.
Năm diễn giả chính yếu khác và 10 tham luận viên, cả người Việt và người Mỹ, đã phân tích những trận chiến mà họ coi là khúc quanh của cuộc chiến tranh Việt nam.
Cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968, những trận đánh lớn ở Huế, An Lộc, Quảng Trị; Quân lực Việt nam Cộng hoà, Hiệp định Hoà bình Paris, và nhửng bài học đã thu lượm đã được mổ xẻ trong các buổi thảo luận trong từng nhóm. Chủ ý cuả các tham luận viên rõ ràng là nhằm phục hồi lại danh dự cho Quân lực miền Nam Việt nam.
Tết Mậu thân 1968:
Tiến sĩ Erik Villard, sử gia, là diễn giả đầu tiên đã trình bày về cuộc tấn công nầy. Ông nói: “Đây đích thực là một cuộc nội chiến tại Nam Việt nam giữa người quốc gia Việt nam với quân Cộng sản xâm lăng từ miền Bắc. Ông mô tả trận chiến lừng danh này với quy mô và sự phức tạp trong kế hoạch cuả Việt cộng và sự phản công lúc đầu coi như tuyệt vọng, mà lại rất thành công của phía miền Nam và Đồng minh. Nhưng ông nói: “Bi đát thay cái sự thắng lợi nầy lại bị thế giới coi như là một thất bại.”
Đại tá Trần Minh Công bổ túc thêm. Ông nói đến 50 phần trăm quân đội VNCH được nghỉ phép ăn Tết giữa lúc quân Cộng Sản tấn công. Ông ra lệnh cho tiểu đoàn cảnh sát tiến chiếm lại Dinh Tổng Thống ở Saigon, trong khi các đơn vị khác thì hợp nhau lại để tái chiếm những đồn bót vừa mới bị Cộng quân chiếm giữ.
Tờ tuần báo Time tường thuật: “Quân lực Việt nam Cộng hoà phải gánh chiụ áp lực nặng nề lúc khởi đầu với sự dũng cảm và mau lẹ mà hầu như ít có ai lại có thể ngờ được.” Cố Đại sứ Ellsworth Bunker nói: “Chính phủ đã không xụp đổ. Trái lại, họ đã phản ứng mạnh bạo, mau mắn và quyết chí. Chính quyền đã tổ chức sự phục hồi với nỗ lực lớn lao.”
Đại tá Công phàn nàn: “Ấy thế mà giới truyền thông người Mỹ lại coi vụ Tết Mậu thân là ‘khởi sự cuộc chấm dứt chiến tranh’ Việt nam (The beginning of the end of the Vietnam War).”
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, học giả và cựu giãng viên tại Đại học George Mason kể lại: “Trong dịp tấn công Tết Mậu thân, cố đô Huế là nơi duy nhất quân Cộng sản đã thiết lập được một chính quyền dân sự. Họ phát động cuộc tàn sát, giết hại hàng ngàn người mà họ gọi là ‘kẻ thù của Cách mạng’ trong suốt 25 ngày chiếm đóng thành phố vào tháng Hai năm 1968.”
“Họ tàn sát đến 6,000 thường dân vô tội, bất kể đó là giáo sư đại học, giới kinh doanh, phụ nữ, người già và cả đến trẻ em, tạo ra viễn cảnh kinh hãi cuả chế độ Cộng sản. Hàng ngàn người bị coi là “tay sai Mỹ ngụy” đã bị tra tấn, giết hại và cả bị chôn sống do lệnh của Toà án Nhân dân Việt cộng mà gồm những cán bộ và dân làng được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.”
Vẫn theo lời giáo sư Bích, “Vụ thảm sát ở Huế tương tự như ‘cánh đồng giết người’ (killing fields) dưới chế độ Pol Pot ở Cambodia, hay Lò Thiêu Người hồi thế chiến thứ hai cuả Đức quốc xã.”
Hội nghị cũng phản ánh quan điểm cuả các chuyên gia khác. Ông Lewis Sorley, sử gia chuyên về chiến tranh Việt nam và là giáo sư tại West Point và tại Học Viện Chiến tranh cuả Lục quân Mỹ, nói là hồi năm ngoái tại Đại học Texas Tech rằng những cái nhìn lệch lạc phát xuất từ chiến dịch bôi nhọ toàn thể chế độ miền Nam Việt nam và cuộc chiến đấu lâu dài và khó khăn cuả họ, cho đến lời tố cáo vô liêm sỉ cuả Jane Fonda cho rằng: “Các tù nhân Mỹ khi hồi hương mà đã tố cáo bị người Cộng sản tra tấn hạ nhục đều là những ‘kẻ nói dối’ và ‘giả hình’.”
Cuộc tấn công dịp Lễ Phục sinh 1972:
Trong ba tháng mà tỉnh An Lộc bị vây hãm vào tháng Tư 1972 cũng bị giới truyền thông Mỹ bóp méo sự thật. Tiến sĩ James Willbanks cho cử toạ thấy là: “Kết quả là cả hai bên đối chiến đều bị tổn thất kinh hoàng, nhưng cuối cùng thì quân đội kiên cường của miền Nam đã kiểm soát được thành phố, sau khi kết thúc trận chiến đẫm máu”.
Đại tá Phan Văn Huấn, Chỉ huy Lữ đoàn 81 Biệt cách Dù và Trung tá Nguyễn Lân phụ tá chỉ huy, kể lại họ đã đảy lui được quân đội Bắc Việt và ngăn chặn hướng tiến công cuả Cộng sản vào thủ đô Saigon, lập ra được vòng đai phòng thủ vững mạnh chống lại quân số lớn hơn hẳn cuả địch quân. Họ đã cầm cự được cuộc tấn công liên tục của Bắc quân, đẩy lui được ba vụ xung phong tấn công tới tấp từ phía địch quân.
Trận chiến ở Quảng Trị :
Ba nhân vật sau đây thảo luận về trận chiến nầy. Đó là Đại tá Phạm Văn Chung, Đại uý Nguyễn Việt và ông Dale Andrade, một sử gia và tác giả cuả ba cuốn sách về cuộc chiến tranh Việt nam. Các vị này tường trình rằng Sư đoàn 308 và hai trung đoàn độc lập cuả Quân đội miền Bắc vượt qua khu vực phi quân sự để tiến vào miền Nam, trong khi Sư đoàn 304 thì từ phiá Lào ở phiá Tây cũng xâm nhập vào. Đại quân đó quét sạch cả hệ thống căn cứ nhỏ của quân đội miền Nam có nhiệm vụ canh giữ quốc lộ 9, và tiến chiếm vùng thung lũng Quảng trị.
Mục tiêu cuả giới lãnh đạo Hà Nội là “tạo được một chiến thắng quyết định trong năm 1972 và bắt buộc cho đế quốc Mỹ phải thương thuyết việc chấm dứt chiến tranh từ vị thế cuả kẻ thất bại.” Quân đội miền Nam bị phân tán và rút lui, nhường đất cho Cộng quân. Nhưng Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, một tướng lãnh xuất sắc cuả miền Nam đã được nắm quyền chỉ huy và lần hồi đã tái chiếm được miền Nam Quảng trị và cả thủ đô.
Quân đội Bắc Việt bị thương vong đến 100,000 quân là phân nửa tổng số lực lượng của họ, kể cả 40,000 quân bị tử trận, và còn bị mất phân nữa số chiến xa và trọng pháo. Kết quả là chính Tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng đã đánh thắng người Pháp ở Điện Biên Phủ, đã bị loại ra khỏi vị trí chỉ huy quân đội Bắc Việt. Kết quả này đã không được giới truyền thông Mỹ tường thuật chính xác.
Có một bài học nào được rút ra chăng?
Nhiều người tin rằng người Mỹ hiểu biết rất ít về cuộc chiến tranh Việt nam, mặc dầu nó đã chấm dứt trên ba thập niên rồi. Trong một bài báo nhan đề “Lịch sử chứng minh kẻ thắng trận ở Việt nam đã sai lầm” được đăng tải trên Báo Wall Street vào tháng Tư năm 2000, Nghị sĩ James Webb đã liệt kê giới truyền thông báo chí, giới hàn lâm đại học và Hollywood là những nhóm “đã có trách nhiệm rất lớn cho thấy cuộc chiến được tưỡng nhớ là vừa không cần thiết và vừa không thể chiến thắng được.”
Hàng ngàn bài báo, cuốn sách, bản phúc trình quân sự, bài nghiên cứu trận đánh và các hồi ký về cuộc chiến tranh 10 năm vẫn tiếp tục không bị đem ra thách đố hay được chấp nhận như là những sự kiện mà không hề có sự phân tích chiều sâu trong giới sử gia. Người quá cố Douglas Pike là nhà phân tích chính trị đã viết rất nhiều về Việt nam, đã bình luận rằng: “đó là những người bị lừa bịp bởi giới ký giả ngu dốt của loại truyền hình thương mại và giới hàn lâm theo phe tả thiên lệch về một sứ mệnh ý thức hệ.”
Ông George Veith là một tác giả chuyên viết về Việt nam, mà hiện đang hoàn thành cuốn sách - Tháng Tư Đen: Cuộc Thất Trân cuả Nam Việt nam1975 - nói về những huyền thoại về sự sụp đổ của miền Nam Viêt nam.
Ông nói Hà Nội trông đợi chánh quyền Nam Việt nam sụp đổ một khi người Mỹ rút khỏi năm 1972. Nhưng sự việc đó đã không xẩy ra, và quân đội Việt nam lại mỗi ngày một mạnh hơn lên, như được chứng tỏ trong trận An Lộc và Quảng Trị vừa nêu trên. Thế rồi, từ năm 1973 cho đến tháng Ba năm 1975, quân đội miền Nam đã gây những thất bại nặng nề cho quân đội Bắc Việt, khiến cho Tướng Võ Nguyên Giáp bị mất chức. Ông Veith xác tín rằng quân lực Việt nam Cộng hoà không hề yếu kém và hèn nhát như giới truyền thông báo chí Mỹ thường tô vẽ ra.
Vì coi việc Tổng thống Nixon từ chức như là một dấu hiệu rằng người Mỹ sẽ bỏ rơi miền Nam, nên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Hà Nội mới quyết định ‘giải phóng’ miền Nam trong thời hạn 2 năm 1975-76 bằng cách tung ra những cuộc tấn công đại quy mô.
Họ đã vi phạm Hiệp định Đình chiến Paris mà họ đã ký kết với Hoa kỳ và miền Nam Việt nam. Khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt nam năm 1972 và Quốc hội cắt hết viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt nam vào tháng Ba năm 1974, ông Veith nói: “Với những bất lợi về điạ lý, quân đội miền Nam không thể nào ngăn chặn được một cuộc tấn công đồng loạt trên khắp cả nước mà không có sự trợ giúp của không lực Mỹ.”
Tham nhũng có phải là nguyên nhân gây ra sự xụp đổ cuả Nam Việt nam không? Ông Sorley thuật lại lời cuả Tom Polgar, giám đốc CIA ở Saigon lúc bấy giờ biện luận rằng: “nước nầy có thể tồn tại được dù với một chánh quyền thối nát, y như trường hợp của Phi luật tân, Nam Hàn, Thái Lan hay bất kỳ nước nào.” Trong một nước mà ngừơi công chức không được trả lương phải chăng, thì đều có nạn tham nhũng là chuyện thường xẩy ra trên đời.” Đại tá William Legro, Tuỳ viên Quân sự ở Việt nam cũng đồng ý như thế, ông nói: “tham nhũng không phải là nguyên nhân làm xụp đổ mà chính là sự giảm bớt đến độ zero mọi viện trợ cuả Mỹ mới là nguyên nhân. Chúng ta đã làm cái điều tai hại khủng khiếp đối với người miền Nam Việt nam.”
Cựu Đại sứ tại Mỹ Bùi Diễm là một trong những người đứng ra tổ chức cuộc hội nghị này cũng than phiền về việc Quóc hội Mỹ cắt hết viện trợ. “Tôi không thể không giận dữ trước sự việc bất công vì dự luật viện trợ quân sự bị bác bỏ tại Quốc Hội. Vấn đề chính yếu trong tâm trí tôi là số phận cuả hàng triệu người dân miền Nam Việt nam phải chiụ đựng như thế nào một khi Quốc Hội đã quyết định.”
Ông Sorley đưa ra những con số như sau: “Tại Việt nam, có thể có đến 65,000 người bị hạ sát bởi tay của những người tự nhận là quân giải phóng và có đến 250,000 người nữa bị chết trong các “trại cải tạo” tàn bạo. Hai triệu người bị bứng ra khỏi quê hương và tạo thành lớp người Việt nam tại hải ngoại.” Một phần tư triệu thuyền nhân đã bỏ mình ngoài biển khơi.
Ông Hoàng Đức Nhã, nguyên Tổng trưởng Thông Tin và Chiêu Hồi là người phụ trách việc đúc kết cuả Đại hội nói: “Cuộc chiến Việt nam được nhìn qua lăng kính cuả người Mỹ khiến làm biến dạng méo mó sự thể tìm hiểu tại sao người Cộng sản chiến thắng và người quốc gia thua trận. Ông lưu ý cử tọa rằng, trong khi còn nguy khốn, miền Nam đã cố gắng xây dựng một chế độ dân chủ với một nền kinh tế lành mạnh, dựa trên nền tảng luật pháp. Đó là một cố gắng ít được nghe thấy trong một nước đang có chiến tranh.”
Ông nói tiếp: “Hơn thế nữa, ngay cả trước tình thế phải chiến đấu liên tục, chánh quyền cũng cho thi hành một chiến lược phát triển ba mặt về phát triển nông nghiệp, kỹ nghệ sử dụng nhiều lao động, và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Năm 1974, dầu khí đã được tìm thấy ngoài khơi bờ biển miền Nam. Ấy thế mà những thành tựu như thế lại ít được ai công nhận.”
Tiến sĩ Rufus Philipps, tác giả của cuốn sách mới đây mà được ca tụng rất nhiều - Why Vietnam Matters - đưa ra nhận định trong một tài liệu được chuẩn bị riêng cho Hội nghị. Ông trích dẫn câu trả lời cuả Tướng Maxwell Taylor cho câu hỏi tại sao chúng ta thất bại tại Viêt nam? Vị cưụ Đại sứ tại Việt nam nói vào hồi cuối cuộc đời của mình: “Chúng ta đã không hiểu kẻ địch, không hiểu người bạn đồng minh Nam Viêt nam, và cũng không hiểu chính chúng ta nữa. Chúng ta đã không hiểu làm sao mà đối phó với cái loại chiến tranh đó cho đến khi quá muộn. Từ lâu, giới hoạch định chính sách cấp cao ở Washington và giới lãnh đạo chóp bu của chúng ta ở tại chỗ, với lòng tự ái được thổi phồng bởi nghề nghiệp đầy hứa hẹn trong những nỗ lực cuả họ, thì họ lại ít có sự bao dung đối với những quan điểm khác biệt được dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn không đồng ý với họ.”
Cuối cùng, Tiến sĩ Phillips có lời khuyên: “Người Mỹ chúng ta có một nhu cầu thiết tha là phải tìm hiểu các người bạn mà chúng ta muốn giúp. Chúng ta không thể áp đặt những giải pháp đã được làm sẵn tại Mỹ (made-in-America) , nhưng phải cùng làm việc chung như người đồng sự kể như là anh em với nhau, để chúng ta giúp các bạn đó tìm ra các giải pháp riêng của họ. Đó là những bài học chúng ta không được luôn luôn chú ý tiếp thu và không chịu học.”
Vietnam, 35 Years After: Lessons Not Always Learned
By Jackie Bong-Wright
Myths of the Vietnam War
At the Army Navy Club in Washington, speaking to a group convened to reassess the Armed Forces of the Republic of Vietnam (ARVN) 35 years after the Vietnam War, former Deputy Secretary of State John Negroponte had some rhetorical “What if” questions for the 150 participants.
“What if President Roosevelt had lived, and we had not supported the French return to Vietnam? What if we had known more about the rift between the Soviet Union and China? What if President Diem had not been assassinated? What if President Nixon had not been involved in the Watergate scandal?” But for the vagaries of history, matters might have turned out very differently.
Five other key speakers and 10 panelists, both Vietnamese and American, analyzed the battles they saw as turning points of the Vietnam War.
The Tet offensive; the battles of Hue, An Loc and Quang Tri; the Army of South Vietnam; the Paris Peace Accords, and lessons learned were dissected in the panel discussions. The panelists’ clear intent was to restore the reputation of the South Vietnamese armed forces.
The 1968 Tet Offensive: The first speaker, Dr. Erik Villard, a historian, said that a true civil war took place in South Vietnam between the Vietnamese nationalists in the South and the invading Communists from the North. He described the famous 1968 Tet Offensive, conveying the scope and complexity of the Viet Cong’s plan and the desperate, but ultimately successful, South Vietnamese and allied counterthrust. Tragically for South Vietnam, he said, the victory at Tet was seen by the world as a defeat.
Former Police Chief Col. Tran Minh Cong added that 50 percent of the ARVN troops were on holiday leave when the Communists struck. He ordered his police battalion to retake the Presidential Palace in Saigon, while other units joined forces to regain most of the outposts, which had been occupied by Viet Cong troops.
Time Magazine reported, “ARVN bore the brunt of the early fighting with bravery and elan, performing better than almost anyone would have expected.” To which the late Ambassador Ellsworth Bunker added, “The government did not fall apart. On the contrary, it reacted strongly, quickly and decisively. It set about the task of recovery with great energy.”
And yet, the American media decried the Tet Offensive as the “beginning of the end of the Vietnam War,” Col. Cong Tran complained.
Prof. Nguyen Ngoc Bich, a scholar and professor at George Mason University, recounted how, during the Tet offensive, the imperial city of Hue was the only place the Communists managed to set up a civilian authority. They went on a rampage, killing thousands of southern “enemies of the Revolution” during a 25-day occupation in February 1968.
“They killed indiscriminately around 6,000 men in academia and business, women, older people and even infants, giving a chilling preview of Communist rule. Thousands of Vietnamese, considered “American lackeys,” were tortured, killed and even buried alive by the Vietcong People’s Court, composed of young Communist cadres and villagers, selected at random.
The “Hue Massacre,” said Prof. Bich, was the equivalent of the “killing fields” under Cambodia’s Pol Pot or the Holocaust of WWII.
The conference echoed the views of other experts. Lewis Sorley, Vietnam war historian and a faculty member at West Point and the Army War College, said last year at Texas Tech University that such distorted views extended from wholesale defamation of the South Vietnamese and their conduct throughout a long and difficult struggle to Jane Fonda’s infamous claim that repatriated American prisoners of war who reported systematic abuse and torture by their captors were “liars” and “hypocrites.”
The 1972 Easter Offensive: The three-month siege of An Loc province in April of 1972 was also misinterpreted by the American media. “It resulted in a horrendous loss by both sides,” Dr. James Willbanks told the audience, “but at the end of the bloody fighting, the valiant South Vietnamese retained control of the city.”
Col. Phan Van Huan, Commander of the 81st Airborne Rangers, and his Deputy, LTC Nguyen Lan, recounted how they pushed back the Northern troops and blocked a direct North Vietnamese thrust toward Saigon, putting up a strong defense in the face of vastly superior enemy numbers. They held out against a sustained North Vietnamese attack, turning back three separate assaults.
The battle of Quang Tri was discussed by Col. Pham Van Chung, Captain Nguyen Viet, and Dale Andrade, a historian and author of three books on the Vietnam War. They reported that the North Vietnamese Army (NVA) 308th Division, and two independent regiments moved south across the Demilitarized Zone (DMZ) while their 304th Division rolled out of Laos from the west. They overran a network of small South Vietnamese bases guarding Highway 9 and then moved into the Quang Tri Valley.
The Hanoi leadership’s goal was “to gain decisive victory in 1972, and to force the U.S. imperialists to negotiate an end to the war from a position of defeat.” The South Vietnamese units splintered and retreated, ceding ground. But Lt. Gen. Ngo Quang Truong, one of South Vietnam’s best officers, was placed in command and slowly recaptured southern Quang Tri and its capital.
The NVA suffered more than 100,000 casualties - half of their forces, including 40,000 troops killed, and lost half its tanks and heavy artillery. As a result, Gen. Vo Nguyen Giap, who had defeated the French at Dien Bien Phu, was eased out as NVA commander. The result was not reported accurately by the American media.
Lessons Learned or Not?
Many believe that Americans know very little about the war in Vietnam, although it ended three decades ago. In his article “History Proves Vietnam Victors Wrong” in the Wall Street Journal, in April of 2000, Sen. James Webb identified the media, academia, and Hollywood as groups that “have a large stake in having the war remembered as both unnecessary and unwinnable.”
Thousands of articles, books, military reports, battle studies, and memoirs about the 10-year war continue to remain unchallenged or accepted as facts with no in-depth analysis among most historians. The late Douglas Pike, a political scientist who wrote extensively on Vietnam, commented on “those who were casually trashed by the ignorant commercial television reporters and the academic left-wingers bent on some ideological mission.”
George Veith, a writer on Vietnam who is now completing Black April: The Defeat of South Vietnam-1975, spoke of the myths about the fall of South Vietnam.
Veith said that Hanoi expected the government of Vietnam (GVN) to collapse once the U.S. withdrew in 1972. But it didn’t, and the ARVN actually grew stronger, as proved by the battles of An Loc and Quang Tri. Then, from 1973 until March 1975, the AVRN inflicted defeats on the NVA, provoking the dismissal of Vo Nguyen Giap. Veith was convinced that the ARVN was not the weak and cowardly army portrayed in the U.S. media.
Viewing the Nixon resignation as an indication that the U.S. was abandoning the South, the politburo in Hanoi decided to “liberate” the South within the two-year period 1975-1976, launching large-scale attacks.
They violated the Paris Peace Accords’ ceasefire agreement they had signed with the U.S. and South Vietnam. When the U.S. army withdrew in 1972 and the Congress cut off military and economic aid to the South in March 1974, Veith said, “ Given the country’s geographic disadvantages, the ARVN couldn’t stop a simultaneous, country-wide offensive without U.S. air power.“
Was corruption also the cause of the fall of Vietnam? Sorley cited CIA’s Tom Polgar, who argued that “the country could have survived with a corrupt government, just as the Philippines, or South Korea, or Thailand, or anywhere. In any county where you do not pay your civil service adequately, you can expect corruption. It’s a way of life.” Col. William LeGro, U.S. Defense Attache in Vietnam, agreed, “Corruption was not the cause of the collapse. The reduction to almost zero of U.S. support was the cause. We did a terrible thing to the south Vietnamese.”
Former Ambassador to Washington Bui Diem (1973 to 1975), one of the organizers of the conference, deplored the cut-off of aid by the U.S. Congress. “I could not help but rage at the unfairness of the bill for military aid which was defeated in Congress. The real issue in my mind was the kind of lives that millions of South Vietnamese would have to endure once this Congress had made its choice.”
Sorley again. “In Vietnam, perhaps 65,000 people were executed by their self-proclaimed liberators. As many as 250,000 more died in the brutal “re-education” camps. Two million were driven from their homeland and formed a new Vietnamese diaspora.” A quarter of a million boat people perished at sea.
Hoang Duc Nha, former Minister of Information and Open Arms in South Vietnam, was he wind-up speaker. He said that the Vietnam war tended to be seen here through an American prism that distorted why the Communists won and the nationalists lost. He reminded the audience that, while South Vietnam was in harm’s way, the government was also racing to build the nation a democracy with a sound economic system, based on the rule of law, an unheard-of effort by a country at war.
Furthermore, even in the face of continued warfare, the government also implemented a three-pronged growth strategy driven by agricultural development, labor intensive industry, and exploitation of natural resources. In 1974, he noted, oil was found off the coast of South Vietnam. Yet, Vietnam got scant recognition for these achievements.
Dr. Rufus Phillips, author of the recent and highly acclaimed book, Why Vietnam Matters, offered his own insights in a paper prepared for the conference. He quoted Gen. Maxwell Taylor’s reply to the question of why we failed in Vietnam? This former U.S. Ambassador to Vietnam said toward the end of his life, “We didn’t understand the enemy, our South Vietnamese allies or even ourselves. We didn’t understand how to fight that kind of war until it was too late. For too long, top policy makers in Washington and our top leaders on the ground, with egos inflated by meritorious careers in their endeavors, had a low tolerance for different views based on first-hand experience.”
In the end, Dr. Phillips had this advice: “There was a vital need for us, as Americans, to understand you, the people we were trying to help, and not to impose made-in-America solutions, but to work as cohorts, even as brothers, to help you develop your own solutions. These were lessons not always learned.”
========================================
======================================================
No comments:
Post a Comment