Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH....
1.- Bài thơ: TÔI Ở LẠI BỆNH VIỆN CỘNG HÒA cuả một Quân Y Sĩ VNCH,
đã ở lại Tổng Y Viện Cộng Hòa sau 30-04-1975. Và đã phải trải qua 3 năm tù tội, đọa đày...
2.- Bệnh Viện Hạm MERCY cuả Hải Quân Hoa Kỳ sẽ lên đường tham gia công tác nhân đạo, điều trị bịnh nhân tại Việt Nam, Kampuchea, Indonesia và Timor-Leste. Tôi cam đoan với Quý Vị, đây là một dịp tốt, béo bở cho bọn cán bộ vẹm và bè lũ để đưa gia đình, nội, ngoại, bà con thân thuộc đi chửa bịnh miễn phí...nếu không có, thì chúng sẽ tha hồ ăn tiền để đưa bịnh nhân lên tàu chửa trị....Còn lương dân, nghèo khổ, bịnh tật thì đừng mong léo hánh đến gần ...chứ đừng nói chi đến chuyện đưọc chửa trị...không những thế, tuyệt đại đa số dân chúng chưa chắc đã biết tin này... Đó là chưa kể đến tặng phẩm mà tàu sẽ cho ...rồi cũng lọt vào tay lũ cán ngố cả...Thật tội nghiệp...cho đồng bào cuả chúng ta...
Quý Vị nghĩ tôi bói có đúng không?
Xin mời Quý Vị theo dỏi và thẩm định...
BMH
Washington, D.C
TÔI Ở LẠI
BỆNH VIỆN CỘNG HÒA
Tháng 5, năm 1975,
Khi Tự Do hết còn hiện diện,
Tôi kẹt lại, làm Bệnh Viện Cộng Hòa.
Bệnh nhân cũ lần lượt bị lùa ra,
Nhường chỗ cho người ta từ rừng rậm.
Tôi được giao chăm sóc một trại bệnh,
Là thày thuốc, tôi hạ lệnh cho mình:
“Phải nhiệt tình, không kẻ trọng người khinh,
Lấy lương tâm, công bình mà săn sóc.”
Nhìn bệnh ra mà lòng tôi muốn khóc,
Khập khiễng chân, lóc cóc chống nạng đi,
Không ba lô, không tiền, lương thực gì,
Quần xốc xếch, áo trây-y nhàu nát,
Vừa khỏi cổng đã mệt nhoài thân xác,
Đi về đâu để giải thoát cho mình?
Muốn về nhà để tìm cách mưu sinh,
Tiền không có mà bệnh tình chưa hết.
Bệnh mới vào như những bộ xương chết,
Lầm lũi đi lệt bệt ở hành lang,
Bước vào phòng, da bủng, mặt xanh vàng,
Người choắt lại, thân mang nhiều, bệnh tật,
Sốt rét rừng, phù thũng, rất đói ăn.
Kìa, một anh ôm bụng, nét mặt nhăn,
Tôi tới khám, bàn tay anh lạnh ngắt,
Vừng trán anh nóng gắt tựa than hồng,
Và cái bụng cứng gồng như khúc gỗ.
Thật hiển nhiên, đây trường hợp phải mổ,
Viêm phúc mạc, chẳng chỗ khác nào dung,
Không nghi ngờ, tôi nói thiếu tá Tung:
“Ca phải mổ, đừng bàn lung tung nữa.”
Cầm cán dao, tôi đi một đường giữa,
Mở thành bụng, tay lướt nhẹ vào trong,
Khối mủ thối bong ra như vỡ cống,
Làm sạch sẽ, xong xuôi đóng thành bụng.
Tôi vừa mổ một bệnh nhân qúa nặng,
Mạng sống anh, cố gắng cũng mong manh,
Nếu chẳng may cuộc giải phẫu không thành,
Biết đâu tôi chẳng là người gánh chịu.
Rồi một hôm được lệnh đi cải tạo:
“Mang mười ngày lương thực gạo đủ ăn.”
Thiếu tá Tung: “Các anh chớ băn khoăn,
Cách Mạng nói, các anh phải tin chắc.
Học mười ngày, Cách Mạng dắt anh về,
Nếu tôi sai, thề để anh nhổ mặt.”
Ngày qua ngày, tin tức đều im bặt,
Chợt tỉnh lại, bóc lịch đã ba năm.
Được tha về,
Kiếm thiếu tá cách mạng nói lăng nhăng.
Anh biến mất, làm răng tôi nhổ mặt?
Hp-TnT
==============================================================================
Tàu bệnh viện “Mercy” của Hải quân Hoa Kỳ
tka23 post
Mike O’Sullivan San Diego Thứ Sáu, 07 tháng 5 2010
Hình: ASSOCIATED PRESS
Tàu bệnh viện “Mercy” của Hải quân Hoa Kỳ
Tin liên hệ
Tàu bệnh viện “Mercy” của Hải quân Hoa Kỳ đang chuyến đi thứ năm trong một loạt các sứ mạng nhân đạo của Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ.
Dự án này nằm trong khuôn khổ chương trình mang tên Hợp tác Thái Bình dương 2010 – một nỗ lực quân-dân phối hợp với các nước sở tại và các quốc gia khác, trong đó có Nhật Bản.
Tàu bệnh viện nổi sẽ cung cấp sự điều trị y tế cho các bệnh nhân và hỗ trợ về kỹ thuật cho việc xây dựng các trường học và bệnh viên trên đất liền.
Người chỉ huy sứ mạng,
Đại tá Hải quân Lisa Franchetti, cho biết các toán y tế sẽ thực hiện các phẫu thuật mổ cườm mắt, trong số nhiều thủ thuật khác.Bà Franchetti cho biết: “Chúng tôi cũng sẽ có một trong các tổ chức phi chính phủ của chúng tôi trên tàu để thực hiện các phẫu thuật sứt hàm – một dị tật rất phổ biến ở khu vực này của thế giới.”
Hợp tác với Hải quân có 8 tổ chức phi chính phủ, trong đó có Project Hope.
Bác sĩ Lynn Bemiller ở San Diego thuộc Project Hope sẽ tham gia toán công tác của tàu Mercy với phái đoàn y tế của bà để làm việc tại Indonesia.
Bà đã tham gia một chuyến công tác trước đây trong vùng Caribe với chiếc tàu chị em của tàu Mercy là tàu Comfort.
Bà cho biết những tin tức về sứ mạng y tế này đã làm gia tăng nhiệt tình.
Bà Bemiller nói: “Mọi người trên đảo đều biết đến tàu này. Đến lúc chúng tôi rời đi, mọi người trầm trồ ‘Ồ bà là người của tàu ư? Tôi muốn xuống tàu.’ Rồi thì, “Con trai tôi đã xuống tàu và được chữa bệnh nhiễm trùng da.’ Hay là ‘Con của người láng giềng tôi đã được phẫu thuật.’ Hay là ‘Người phụ nữ ở bên kia đường đã được mổ cườm mắt.’ Một khi họ thấy chúng tôi đến đó để giúp đỡ họ thì dân chúng địa phương đáp ứng rất nồng nhiệt.”
Tàu Mercy có 1.000 giường bệnh và10 phòng mổ. Trên tàu có nhiều chuyên khoa chính.
Chỉ huy tàu Doug Brown là một bác sĩ hải quân đứng đầu đơn vị quang tuyến hiện đại của tàu. Ông đã từng tham gia các sứ mạng nhân đạo khác, và tỏ ra rất hài lòng về các chuyến đi này.
Ông Brown nói: “Được là một phần của công tác, một phần của triển vọng to lớn hơn là phần thưởng còn quý hơn là công việc thường nhật của một y sĩ.”
Nha sĩ Irvin Silverstein cũng ở San Diego, là cố vấn cho chẩn y viện nha khoa miễn phí do sinh viên điều hành ở trường Đại học California tại San Diego. Anh và sinh viên
Tiki Le cũng đã tham gia nhiều sứ mạng nhân đạo với các sinh viên.
Le là người Mỹ gốc Việt và sẽ giúp trong công tác thông dịch ở Việt Nam. Trong một chuyến đi công tác năm 2008, cô đã giúp trong các phẫu thuật chữa hở hàm ếch.
Sinh viên Le: “Thực là tuyệt vời khi nhìn thấy những thay đổi. Nếu không có những sứ mạng như thế này, tôi nghĩ phần lớn các bệnh nhân sẽ không được điều trị nếu không có sự giúp đỡ của chúng tôi.”
Một ban nhạc của hải quan đã nổi nhạc từ biệt trong khi các thân nhân có người mắt ướt lệ ôm cha mẹ, hay vợ, chồng mình chuẩn bị lên đường trên chuyến hải hành làm sứ mạng nhân đạo vào ngày 1 tháng 5.
Bà Nancy Wood ở San Francisco có một người con trai đi trên tàu Mercy. Anh làm kỹ thuật viên điện tử thường đi làm việc ở Sicily, và nay tự nguyện đi theo chuyến công tác này.
Bà Wood nói: “Tôi nghĩ tất cả những người nam và nữ này phục vụ cho đất nước và để lại gia đình – thực là điều tuyệt vời. Và mỗi ngày tôi đều cảm tạ họ đã làm việc ấy.”
Chuyến công tác của tàu Mercy sẽ đem lại bạn bè quốc tế, theo nha sĩ Irvin Silverstein, một thiện nguyện viên kỳ cựu đã tham gia nhiều sứ mạng nhân đạo của Hải quân.
Nha sĩ Silverstein cho biết: “Chính tôi đã từng đến Bangladesh cùng với tàu và toán công tác tiên phong, và nhìn thấy biết bao thiện chí được tạo dựng tại một nước thường không ưa gì chúng ta, và biết bao thay đổi trong quan điểm của người dân ở nước ngoài thường có đối với Hoa Kỳ.”
Tàu Mercy sẽ cùng với các tàu của Nhật Bản và Indonesia thực hiện chuyến công tác mà ban tổ chức nói rằng sẽ cống hiến sự trợ giúp y tế tức thời cho người dân torng vùng và hỗ trợ cho quân đội Hoa Kỳ, các chính phủ đối tác và các tổ chức phi lợi nhuận chuẩn bị cho các thiên tai trong tương lai.
Ban tổ chức cho biết một tàu khác của Mỹ, chiếc USS Crommelin, sẽ đi thăm Papua Tân Guinea với một chiếc tàu của Hải quân Australia để thực hiện một dự án nhân đạo liên hệ. Và tàu
USS Blue Ridge sẽ đi thăm Palau.
VOA
==============================================
===============================================================
No comments:
Post a Comment