Friday, May 14, 2010
WESTMINSTER - Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và cũng là cố vấn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vào những năm chót trước khi miền Nam rơi vào tay Cộng sản, một lần nữa sẽ ra mắt tác phẩm mới nhất của ông mang tựa đề 'Tâm Tư Tổng Thống Thiệu', vào ngày Chủ Nhật, 16 tháng 5 sắp tới tại Westminster Civic Center, 8200 Westminster Blvd. Westminster, CA 92683.
Hai tác phẩm trước kia của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng là 'Hồ sơ mật dinh Ðộc Lập” cũng như “Khi đồng minh tháo chạy” đã ra mắt độc giả ngoại quốc và Việt Nam.
Tác phẩm mới 'Tâm Tư Tổng Thống Thiệu', tập trung vào người lãnh đạo miền Nam đã suy nghĩ gì về người đồng minh và đặc biệt là lúc đồng minh tháo chạy tâm tư của ông ấy như thế nào, tức là hai khía cạnh của một vấn đề. Cuốn mới cũng có rất nhiều tài liệu được giải mật trong 5 năm vừa qua, do công sưu tập của Tiến sĩ Hưng.
Theo lời tác giả, cuốn sách chứa đựng rất nhiều chi tiết có tính cách riêng tư của Tổng Thống Thiệu.
Người Việt Online
Thư Phạm, nhân viên kỹ thuật Nhật Báo Người Việt và GS Nguyễn Tiến Hưng trong chương trình 'Chuyện trò trên mạng'
cùng độc giả NVO Thứ Tư 14 tháng 5, 2010 (Hình:Triết Trần / NVO)
GS Nguyễn Tiến Hưng: Kính chào quý độc giả cuả Người Việt Online
Câu hỏi: Trước khi miền Nam sụp đổi.Báo chí quốc tế, đặc biệt là giới truyền thông Mỹ viết Chính phủ VNCH tham nhũng, bất tài, quân đội không muốn đánh nhau. Giáo sư nghĩ gì về điều nói trên? Xin cám ơn. (Nguyen - California, USA)
Trả lời: Vấn đề tham nhũng theo chúng tôi biết là vấn đề toàn cầu. Chúng tôi đã đi rất nhiều nuớc mà chưa thấy nước nào mà chính phủ không bị kết tội là tham nhũng, kể cả nước Mỹ, quê hương thứ hai của chúng ta, vấn đề là mức độ. Vấn đề này thì chúng ta đã biết báo chí Mỹ đã phóng đại ra hơn sự thật. Rất nhiều tác giả đã viết về vai trò của giới truyền thông Mỹ về vấn đề sụp đổ của VNCH. Trong đó vấn đề tham nhũng được đặt ra rất nặng. Ngày nay, khi Hoa Kỳ sắp rút quân khỏi Afganishtan thì giới truyền thông Mỹ cũng đã đặt ra vấn đề tham nhũng lan tràn đối với tổng thống Karzai.
Câu hỏi: Lý do gì mà GS đưa tấm hình cựu TT Thiệu đang châm lửa lên trang bìa cuốn sách? (Vu - California, USA)
Trả lời: Vì tấm hình này nói lên rất rõ một khía cạnh cuả tâm tư Tổng Thống Thiệu đó là chính ông, cũng như VNCH lúc ấy muốn thóat ra khỏi cảnh lệ thuộc vào đồng minh cho nên khi các hãng khai thác dầu ở ngoài khơi đào được dầu thì ông chỉ thị mang 1 thùng dầu đầu tiên về cho ông để ông đưa lên nghĩa trang quân đội ở Biên Hòa phúng viếng vào ngày Chiến Sĩ Trận Vong tháng 11, năm 1974
Câu hỏi: 1. Cố vấn cho Cựu TT Nguyễn Văn Thiệu, thưa Ngài cố vấn, ngài cố vấn được gì cho cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu? Cố vấn mà để chúa lẫn dân bị mất cả nước và chính nghĩa? 2. Ngài là cố vấn, tại sao quốc hội chưa phê chuẩn hiệp định Paris mà ngài để cho Thiệu cho quân đội Mỹ rút trước khi chưa có quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn? và tại sao 'Vàng' của chính quyền và nhân dân VN mà Mỹ phải cang thiệp vào? www.brightquang.net (Bright Quang BA - USA)
Trả lời: Trước hết tôi phải xác định tôi không phải là cố vấn cuả Tổng Thống Thiệu. Tôi là phụ tá tổng thống đặc trách về tái thiết nền kinh tế miền Nam. Thứ hai, về việc Mỹ rút quân khỏi miền Nam thì chúng tôi đã viết rất rõ ràng trong cuốn 'Khi Đồng Minh Tháo Chạy' và trong cuốn sách này. Hoa Kỳ đã rút hết phần lớn số quân đội khoảng 500000 quân vào hè 1972, đến tháng 1 na8m 1973, hiệp định Paris mới được ký kết. Cái kẹt cho miền Nam là tổng thống Nixon và tiến sĩ Kissinger đã không yêu cầu Quốc Hội phê chuẩn, thay vào đó lại tổ chứcc hội nghị quốc tế ở Paris để phê chuẩn Hiệp Định, một hành động có tính cách biểu diễn hơn là thực chất. Còn về chuyện vàng thì chúng tôi đã viết cả một chương trong cuốn sách, mời độc giả tham khảo thêm.
Câu hỏi: Thưa Tiến sĩ, người ta bảo chiến thuật rút bỏ cao nguyên và vùng I là sách lược đầu bé đít to của TT Nguyễn Văn Thiệu là do thấu cấy Mỹ, có phải không?Có nhiều người viết sách đề cập đến vấn đề này và lên án TT đã sai lầm trong chiến thuật dẫn đến miền Nam sụp đổ máu lệ, như vậy có đúng không xin tiến sĩ giải thích dùm. (kimhoangyen - Orange county)
Trả lời: Toi nghĩ là không đúng khi nói 'sách lược đầu bé đít to' cuả ông Thiệu là do thấu cấy mỹ. Có rất nhiều người đề cập đến vấn đề này và lên án ông Thiệu sai lầm. Chúng tôi chỉ muốn ghi lại cho trung thực những điều mắt thấy tai nghe tại dinh Độc Lập vào giai đoạn ấy và những điều ông Thiệu kể lại sau này để độc giả có thêm những giữ kiện chính xác và mới để đi tới kết luận riêng cuả mình.
Câu hỏi: Thưa Ông Tổng-Trưởng, buổi họp ngày 14-3-1975 tại Cam-Ranh, Ô.Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú Tư-Lệnh QD/QK2 triệt thoái toàn bộ Chủ-Lực-Quân và tuyệt cấm phổ biến cho Địa-Phương Quân để cho họ(ĐPQ) tự chiến đấu.Có bao giờ Ông hỏi Ông Thiệu lại có một cái Quyết định Bất nhân,Tàn nhẫn như vậy không? Nếu có ,Ông Thiệu trả lởi thế nảo? Xin cám ơn ông.. ( Từ-Son - Kent,WA)
Trả lời: Tôi không có mặt ở buổi họp ngày 14 tháng 3 năm 1975 tại Cam Ranh nhưng có nghe TT Thiệu kể lại về cuộc họp này và ông nói ông hy vọng ngày nào một trong những người có mặt ở buổi họp hôm ấy có đủ can đảm mà nói lên sự thật. Trong 5 vị họp hôm ấy, 3 người đạ ra đi là TT Thiệu, Đại Tướng Viên, và tướng Phú. 2 người còn sống là Thủ Tướng Khiêm và trung tướng Quang
Câu hỏi: Kính gởi tiến sĩ Hưng. Muốn mua cuốn sách này, xin tiến sĩ vui lòng cho biết nơi bán, và số phone để tiện việc mua cuốn sách này. Chân thành cảm ơn tiến sĩ (le an - us)
Trả lời:Mời bạn vào website:
www.tamtutongthongthieu.com
Sẽ có đầy đủ chi tiết.
Câu hỏi: Tôi chấp nhận Tổng thống Thiệu lệ thuộc vào Mỹ, nhưng tại sao sau hiệp định Pari, Tỗng thống Thiệu và nội các không tìm cho mình một hướng đi thích hợp? (Viet Nam - Vietnam)
Trả lời: Sau Hiệp Định Paris ông Thiệu và nội các đã có những cố gắng để đi tìm một hướng mới, đặc biệt là đi móc nối liên lạc với những quốc gia khác để tìm những viện trợ vật chất nhưng không có đưọc sự yểm trợ ấy nên cuối cùng, cái khó bó cái khôn, vẫn phải lệ thuộc vật chất vào đồng minh Hoa Kỳ. Trong hoàn cảnh lệ thuộc, hầu như toàn diện vào Hoa Kỳ, thì khó mà tìm được một hướng nào ngoài con đường một chiều Hoa Kỳ đã vẽ ra.
Câu hỏi: Những lúc tổng thống còn sống, anh Hưng có sống gần kề tổng thống thời gian nào không?Nếu có, thời gian bao lâu. Anh có biết, tại sao TT Thiệu không viết gì của cuộc đời ông, trong lúc ông gặp thật nhiều sóng gió, khi ông còn sống... (hiep to - usa)
Trả lời: Ngay năm 1976, tức là chỉ một năm sau sụp đổ, tôi đã có dịp thăm TT Thiệu tại London và ở nhà ông cả tuần lễ, cuộc viếng thăm này mở đầu cho những cuộc viếng thăm tiếp theo tại London và Boston. Trong cuốn sách mới chúng tôi có viết cả một chương về đề tài mà bạn hỏi là tại sao ông Thiệu không viết hồi ký.
Câu hỏi: Kính thưa tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nếu có thể, xin ông nêu ra một nguyên nhân mà ông cho là quan trọng nhất dẫn đến việc miền Nam Việt Nam bị CS Bắc Việt đánh bại. Thêm nữa, theo tiến sĩ, đâu là trách nhiệm của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong sự thất bại nói trên? Trân trọng cảm ơn và kính chúc tiến sĩ nhiều sức khỏe. (CHL - Saigon)
Trả lời: Tôi không phải là một sử gia hay chính trị gia mà chỉ là giáo sư kinh tế học nên tôi không đủ hiểu biết để có thể trả lời câu hỏi về nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến việc Miền Nam sụp đổ. Có điều chắc chắn có thể chứng minh được là Miền Nam đã sụp đổ và sụp đổ quá mau lẹ khi Hoa Kỳ cắt hầu hết viện trợ cho miền Nam. Về vấn đề trách nhiệm thì chính TT Thiệu đã nói 2 lần một câu 'Je suis responsable mais pas coupable' (tôi có trách nhiệm nhưng không có tội). Lịch sử sẽ phê phán ông khắc khe nhưng phân minh.
Câu hỏi: Ông Thiệu khi tham gia đảo chánh TT Ngô Đình Diệm, thái độ ông Thiệu có nghiêng hẳn về phe đảo chánh kh2ong, hay là thừa gió bẻ măng. Bên nào thắng sẽ ngã về bên đó? (thanh - USA)
Trả lời: Tôi không biết rõ về chuyện này vì tôi đi du học ở Mỹ từ năm 1958 nhưng theo ông Thiệu kể lại thì các tướng lãnh thuyết phục ông là nếu ông Diệm không bị lật đổ thì Mỹ sẽ giảm bớt viện trợ cho quân đội. ông còn kể thêm nhiều điều cảm nghĩ của ông về vấn đề này như chúng tôi đã ghi lại trong cuốn sách mới
Câu hỏi:Là một tổng thống (Thiệu còn là tướng) lúc chiến tranh tổng thống phài cầm đầu dân quân chiến dấu lại quân thù chứ sao bỏ nước bỏ dân ,chạy ra nước ngoài. Giặc dến nhà đàn bà phài đánh chứ. Tôi dặt câu hỏi này (xin Việt Land đừng xóa bỏ). Vì tôi biết Cha ,Chú tôi đã cầm súng chống cộng sản dến viên đạn cuối cùng tại Ban Mê Thuột.Họ đã cay đắng vì không có viện binh(Thanh Trần- Buon Mê Thuật Dak Lak)
Trả lời: Cả việc từ chức cũng như việc bỏ nước ra đi là 2 vấn đề chúng tôi cũng đã đề cập khá chi tiết trong cuốn sách mới. Tóm tắt là ông Thiệu đã bị áp lực không thể cưỡng lại được để phải từ chức, vì đại sứ Martin (nói thay cho Tiến sĩ Kissinger: Nếu ông không từ chức thì cơ hội cuối cùng cho miền Nam sẽ không còn nưã.) Ông Thiệu vớt vát hỏ rằng nếu tôi từ chức liệu Hoa Kỳ có viện trợ thêm không. Việc ông ra đi là do áp lực từ mọi phía: Pháp, Mỹ, TT Hương, Đại Tướng Minh, MTGP v.v... đòi ông phải ra đi thì mới có giải pháp điều đình.
Câu hỏi: Xin hỏi sách có thể mua ở đâu? Cám ơn. (Hoai Kham - San Jose, CA)
Trả lời: Xin mời bạn vào website: www.tamtutongthongthieu.com để có đủ chi tiết
Câu hỏi: Tôi ở xa, khg dự được buổi ra mắt sách của anh. tôi muốn gửi mua sách nầy mà có chữ ký của tác giả.
Xin cho biết how (Huỳnh Bảy - Renton, Washington)
Trả lời: Xin mời bạn vào website: www.tamtutongthongthieu.com để có đủ chi tiết và liên lạc qua email.
Câu hỏi: Kính gởi anh Hưng, Không biết ông Ng v Thiệu nói riêng, và những người trg nội các VNCH nói chung, co biết rằng Tổng Thống Mỹ khg có quyền làm chuyện gì mà khg thông qua quốc hội? Nếu vậy sao khg cố gắng lobby quốc hội, mà lai trông doi và tin tưởng 100 vao Tổng Thống Mỹ? Cám ơn anh (Huỳnh Bảy - Renton, Washington state)
Trả lời: Về chuyện thiếu Lobby tại quốc hội theo chúng tôi là một khuyết điểm lớn của VNCH. Chúng tôi đã đề cập đến vấn đề này trong cuốn sách.
Câu hỏi: Cháu xin mạn phép được hỏi chí tiến sĩ Hưng làm gì trước 1975 dưới thời tổng thống Thiệu? (hiep - USA)
Trả lời: Cháu vào website www.tamtutongthongthieu.com xem mục 'Vài nét về tác giả' để biết rõ. Chú đi du học ở Hoa Kỳ từ 1958 và dạy học tại các DH Hoa Kỳ từ 1963, sau đó làm chuyên gia cho quỹ tiền tệ quốc tế. Chú gặp TT Thiệu từ năm 1971 để đề nghị ông tìm giải pháp hoà bình, sau đó từ 1973 tới 1975 làm phụ tá TT về tái thiết kinh tế và tổng trưởng kế hoạch.
Câu hỏi: Lúc truớc tôi mua hai quyển của ông để tìm hiểu những chi tiết về số phận VN, nhưng kỳ này tôi thất vọng ông vì ông chạy tội cho Nguyễn Văn Thiệu, một tội đồ của VN, đã làm cho bao nhiên quân nhân VNCH chết oan. Tôi nghĩ Nguyễn Văn Thiệu đã ngủ yêy dưới suối vàng, ông không nên gân cổ bào chữa cho một tội đồ dân tộc nữa, hãy để các dân quân cán chính VNCH nguyền rủa ông Thiệu. (Hai Nguyen - San Jose , California)
Trả lời: Trước hết bạn phải chứng minh ông Nguyễn Văn Thiệu đã có tội như thế nào, tại sao ông có tội. Trong cuốn sách mới tôi không muốn bào chưã cho ông Thiệu, chỉ ghi lại những điều mà vì một tình cờ lịch sử tôi đã làm nhân chứng để độc giả đi đến những kết luận riêng của mình.
Câu hỏi: Kính gởi tiến sĩ Hưng, nếu trường hợp TT Thiệu không ra lịnh rút quân khỏi Pleiku (sau khi thất thủ Ban Mê Thuột) sau đó là Huế, Đà Nẳng mà chiến đấu và tử thủ vững để cho tăng viện từ vùng IV đến. Như thế quân đội Bắc Việt cũng bị tiêu hao nhân lực và vũ khí thì quân Bắc Việt còn đủ khả năng chiến Sài Gòn hay không? Cám ơn (Lam gia Kinh - houston texas)
Trả lời: Không ai có thể viết lại lịch sử. Tiếng Pháp có câu 'với rất nhiều chữ 'nếu' thì ta có thể bỏ cả Paris vào một cái chai'. Về việc rút quân và khả năng tồn tại của VNCH thì nhà quân sự tối cao sau TT Thiệu là Đại Tướng Viên cũng có đề cập trong cuốn sách cuả ông mang tưạ đề 'Những ngày cuối cùng cuả VNCH'. Ông cho rằng nều không ra leệnh rút khỏi pleiku thì có thể tình hình đã không quá bi đát như vậy. Nhưng mà đó chỉ là cái nhìn ở tầm vắng và quân sự nhưng trong thực tế thì quân đội không thể nào chiến đấu khi đã hết phương tiện chiến đấu.
Câu hỏi: Thưa giáo sư, có tin đồn rằng khi tổng thống Thiệu bỏ nước ra đi, lấy theo rất nhiều vàng từ ngân hàng quốc gia VN, tin đồn này có đúng không? (Tuan Nguyen - USA)
Trả lời: Tin đồn này là hoàn toàn không đúng và ông Thiệu thật sự đã bị oan uổn về vấn đề vàng trong bao nhiêu năm qua. Trong cuốn sách mới, chúng tôi đã mang ra những bằng chứng không thể chối cãi được là số vàng đã để ở miền Nam.
Câu hỏi: Thưa tiến sĩ Hưng, xin ông vui lòng cho biết tâm tư sau kính của Tổng thống Thiệu về quyết định bỏ Vùng 2 chiến thuật: (vì muốn chính phủ Mỹ tiếp tục giúp đỡ mọi mặt? Hay thấy rõ ý muốn của Mỹ bỏ rơi VN nên muốn lựa cơm gắp mắm, thu hẹp đất, quân đợi để phòng thủ SG và vùng 4 chiến thuật? Tại sao trong khi vùng 1 chiến thuật tháo lui thì tàu vận tải Mỹ xuống hàng trăm tấn quân cụ, chiến xa lên bãi biển Đà Nẵng. Trân trọng cám ơn Tiến sĩ (Truc Hoang - USA)
Trả lời: Chúng tôi đã viết cả một chương trong cuốn sách với tưạ đề 'Ai cố vấn TT Thiệu rút quân'. Có rất nhiều lý do đưa tới quyết định tái phối chí, thu hẹp lãnh thổ mà chúng tôi đã nghe ông Thiệu kể lại và tìm hiểu thêm được dưạ trên những tài liệu mới giải mật.
Câu hỏi: Tôi muốn mua mấy cuốn sách của Tiến sĩ Hưng, xin vui lòng cho tôi địa chỉ. Trước năm 75 tôi cũng là một sĩ quan trong QLVNCH, tôi đã ở tù 7 năm trong lao tù CS. Sau khi về tôi phải đi về quê vợ để ở. Năm 1993 tôi và gia đình được đi Mỹ diện HO18. Kính mong tôi sẽ có được mấy cuốn sách đó. Cầu chúc Tiến sĩ ngày ra mắt sẽ vui nhiều, chúc gia đình TS luôn dồi dào sức khoẻ, bình an, ngỏ hầu cho chúng tôi những cuốn sách có giá trị về những Quân sự. Kính chào (NGUYEN DANG DUNG - 157 S. Edwards Ave, Syracuse, N.Y 13206)
Trả lời: Mời bạn vào website: www.tamtutongthongthieu.com
Câu hỏi: Xin vui long cho biet neu mươn mua sach cua tac gia qua hai quyen Tam Tu Tong Thong Va hs D D L thi mua bang cach nao ? Chuc tac gia n hieu suc khoe
Cam on (Dương Quang Peter - Charlotte NC 28273)
Trả lời: Mời bạn vào website: www.tamtutongthongthieu.com để biết thêm chi tiết. Nhà sách Tú Quỳnh còn một số sách về KDMTC.
Câu hỏi: Quân Tử Phòng thân , tiểu nhân phòng bị gậy thưa đó cái khÔn ngoan của cổ nhân . xin cho biết kế phòng thân của Tổng thống Thiếu và Tiến sỹ Hưng như thế nào . Chính Tiến sỹ đã tiết lộ trong khi ' Đồng Minh Tháo chạy ' là trong túi chỉ có 200 đô la khi sang My (Hứa Thành Tâm - Mỹ Quốc )
Trả lời: ông Thiệu có kế hoạch phòng thân hay không thì tôi không biết riêng cá nhân tôi thì vào ngày 30 tháng 4 1975 trong túi chỉ còn 200 đola, phải xin thêm ông thầy 50 dola nưã mới đủ để thuê một phòng họp báo tại khách sạn May Flower tại Thủ đô Washington tiết lộ những cam kết của TT Nixon đối với miền Nam, đặt trách nhiệm thất hứa đối với Hoa Kỳ và yêu cầu Hoa Kỳ đền bù bằng cách cho nhập cư vào Mỹ 1 triệu người VN.
Câu hỏi: Kinh thua GS, Theo GS thi ngoai co TT thieu ra thi o mien Nam luc do con co ai co du ban lanh hon TT Thieu de lanh dao dat nươc? (Trinh Gia Hung - Virginia, USA)
Trả lời: Thưa bạn, tôi ở xa quê hương từ năm 1958 nên không biết gì nhiều về vấn đề chính trị, nhân sự ở miền Nam. Tôi nghĩ rằng trên đời này không phải hễ ai có đủ bản lãnh là làm lãnh đạo một nước, thí dụ như ở nước Mỹ thì nhiều người cho rằng còn rất nhiều người giỏi hơn TT Nixon mà sao ông lại làm TT.
Câu hỏi: Xin TS cho biết, có kế hoạch rút lui về miền Tây cố thủ, thế nhưng tại sao việc đó không xảy ra? (Nguyễn Quang - Biên Hòa, Việt Nam)
Trả lời: Kế hoạch cuả TT Thiệu rút về miền Tây là tùy thuộc yếu tố quyết định đó là Hoa Kỳ bằng lòng cho VNCH vay 3 tỉ đola trong 3 năm nhưng quốc hội Hoa Kỳ đã ngoảnh mặt đi rồi.
Câu hỏi: Lý do nào đưa đến việc Ông Thiệu phải bàn giao chức Tổng Thống lại cho Cụ Trần văn Hương và phải rời khỏi Việt nam vào ngày 24/04/75 ? Có phải do áp lực của Mỹ?
Ông Thiệu trước khi bàn giao chức Tổng Thống có biết gì về tin Quân Đoàn 4 với Tướng Nguyễn khoa Nam và Lê văn Hưng sẽ có kế hoạch 'phản công' và rút vào các 'Mật khu' không? (Đọc Giả Người Việt - Sydney,Australia)
Trả lời: Ông Thiệu đã bị áp lực rất nặng nề từ phía Mỹ phải từ chức, vì nếu không thì 'cơ hội cuối cùng cho miền Nam sẽ không còn nưã', ngoài ra nếu ông không từ chức thì tướng lãnh của ông cũng sẽ vào dinh Độc Lập 'bắt ông từ chức'. Về câu hỏi liên hệ tới tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng thì chúng tôi không biết gì để trả lời.
Câu hỏi: Người khác viết thay, dù là tiến sĩ và bộ trưởng tùm lum, cũng không phải là ông Thiệu! Rất tiếc, thì cũng đọc như đọc tiẻu thuyết thứ bảy thôi. pvm (Phan Văn Minh - Pháp)
Trả lời: Chúng tôi không viết thay cho ông Thiệu nhưng sau khi ra mắt cuốn sách KDMTC rất nhiều độc giả 4 phương đã liên lạc và đặt những câu hỏi về những biến cố nơi hậu trường và đặc biệt là về ông Thiệu nên chúng tôi chỉ ghi lại cho những độc giả muốn tham khảo có nhiều dữ kiện mới và chính xác để đi tới những kết luận riêng của mình. Còn nếu bạn muốn coi đây là tiểu thuyết thứ 7 thì đó là quyền cuả bạn, tác giả phải kính trọng.
Câu hỏi: Xin cho biet bang cach nao toi co the mua cươn sach ay? Cam on. (Trương An - WA, USA)
Trả lời: Xin mời bạn vào website: www.tamtutongthongthieu.com để có đầy đủ chi tiết. Cám ơn bạn.
Câu hỏi: Thưa Ông Tổng Trưởng, có phải Tổng Thống Thiệu không viết hồi ký nên TT Thiệu đồng ý cho Ông phóng vấn để ông dùng những tài liệu nầy viết sách đề có phần nào bào chửa những lỗi lầm trong sự mất miền Nam Việt Nam của TT Thiệu. Kính cám ơn Tổng Trưởng Nguyễn Tiến Hưng. (Dân Nguyễn - california)
Trả lời: trong cuốn sách chúng tôi đã viết về chuyện ông Thiệu không viết hồi ký. Chúng tôi không có phỏng vấn ông Thiệu trừ chỉ có một lần phỏng vấn chính thức cùng với đồng tác giả Schecter để viết cuốn 'The Palace File' năm 1986. Nhưng chúng tôi đưọc nghe rất nhiều đều tâm huyết ông kể lại như kể chuyện. Không bao giờ ông ấy yêu cầu chúng tôi viết lại điều gì để bào chưã. Chỉ trừ có một lần ông ấy viết thư nhờ chúng tôi cải chính về một câu do một nhà báo người Anh đã trích sai lầm về câu ông nói đối với vấn đề thuyền nhân. Chúng tôi có in lại bức thư này trong cuốn sách.
Câu hỏi: Cuộc tranh cử Tổng Thống nhiệm kỳ 2 có bị áp lực của Mỹ hay không? Những liên danh tranh cử tự động rút lui cũng do Mỹ xúi giục phải không?Nếu có thì có lợi gì cho Mỹ trong bàn hội nghị để Tổng Thống Thiệu mang tiếng là độc diễn làm cho uy tín của Tổng Thống bị giảm đi? Xin cảm ơn Tiến Sĩ , kính chúc Tiến Sĩ vui khoẻ. Thành Nguyên. (Thành Nguyên - San Diego)
Trả lời: Như chúng tôi đã xác định trên đây về khía cạnh chính trị cũng như cái ngân hà chính trị miền Nam thì chúng tôi không biết để bình luận. Riêng về nhiệm kỳ 2 thì khi có cuộc tranh cử vào muà thu năm 1971 thì qua những tài liệu phía Hoa Kỳ chúng tôi biết được rằng lúc ấy Tiến Sĩ Kissinger không muốn cho ông Thiệu ra tranh cử nữa, và có dấu hiệu là ông ấy muốn đại tướng Minh ra tranh cử để sắp xếp một giải pháp chính trị cho miền Nam nhưng ông Thiệu cứ nhất định tranh cử dù rằng độc diễn.
Câu hỏi: Cháu là Hai, điện thoại 704-481-8885, muốn nói chuyện với chú, có thể gọi cho cháu. Hay cho cháu xin số điện thoại. Cám ơn chú (Nguyen Van Hai - Charlotte, NC)
Trả lời: Cháu Hai vào website www.tamtutongthongthieu.com để liên lạc. Chúc cháu mọi sự tốt lành.
Cau hoi: Kính chào TS Hưng, cháu rất muốn được đọc ấn bản mới của TS, xin TS cho biết địa chỉ gởi mua, cũng như ấn bản Hồ Sơ mật Dinh Độc Lập. Chân thành cảm ơn ( - Seattle, Washington)
Tra loi: Thật ra khi viết mấy cuốn sách này thì chú đã nghĩ đến thế hệ cuả các cháu và con cháu tiếp theo để không những hiểu biết minh bạch về VN mà còn rút tiả đưọc nhiều bài học quý giá từ chiến tranh lâu dài ấy.
Về điạ chỉ mua sách thì cháu vào website www.tamtutongthongthieu.com để biết thêm chi tiết
Cau hoi: Xin chào giáo sư Hưng, tôi là người rất thích đọc sách của ông qua 2 tác phẩm (bí mật dinh Độc Lập và Khi Đồng Minh Tháo Chạy. Tôi là người đã được diện kiến ông khi tông tới Calgary Canada. Tôi có câu hỏi, xin ông trả lời cho. Sự ra đi của TT Thiệu là do áp lực của Mỹ, hay là do ý định của ông ấy muốn đi trước khi cs vào SG. (Ha Thuy - Calgary Canada)
Tra loi: Thưa cô, như chúng tôi đã viết trong cuốn sách mới,sự ra đi cuả TT hiệu là do áp lực từ nhiều phía đặc biệt là Pháp, Mỹ, Tân TT Hương, Đại tướng Minh, MTGP áp lực đòi ông phải ra khỏi VN thì mới có thể điều đình một giải pháp hòa bình.
Cau hoi: Kính chào TS Nguyễn Tiến Hưng, vấn đề 16 tấn vàng hiện giờ đang ở đâu và cố TT Nguyễn Văn Thiệt có bao giờ đề cập tới hay không? Xin cám ơn TS Nguyễn Tiến Hưng (Hoang Duc - Texas)
Tra loi: Vấn đề 16 tấn vàng thì chúng tôi đã viết rất chi tiết trong gần một chương cuả cuốn sách mới để bạn có thể tham khảo cho biết hết sự thật.
Cau hoi: Kính thưa Giáo sư: Khi TT Thiệu nói rằng 'Mất một TT Thiệu, chúng ta còn một Trung tướng Thiệu....v..v..' Theo sự hiểu biết của Giáo sư với TT Thiệu, TT Thiệu có ý định ở lại VN không? Hay vì áp lực quá lớn vào lúc đó, mà phải ra đi? Dù sao đi nữa, tôi cũng rất thương cảm vị cựu FIRST LADY duy nhất còn lại của chúng ta và khi nào sách được bày bán ở Houston. (Lily Pham - Houston Tx)
Tra loi: Lily xem câu trả lời về vấn đề này như đã đề cập trên đây. Theo bà Thiệu kể lại thì ông ấy nói với bà 'Mẹ con mày cứ đi đi, tao ở lại mặc cái quần xà lỏn là được rồi'
Cau hoi: Thưa Tiến-Sĩ . Xin Tiến-sĩ có thể tiết-lộ những nhận-định và quyết-định của Cố Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu về vụ cho các công-ty Mỹ khai-thác dầu khí , trên phương-diện chiến-lược không ? Xin đa tạ Tiến-Sĩ . Nguyên . (Harry Ho - San Diego USA .)
Tra loi: Hy Vọng duy nhất cuả chính phủ và nhân dân miền Nam lúc ấy là công ty Mỹ khai thác dầu khí sẽ thành công trong việc đào dầu vì viện trợ đã cạn kiệt, không còn trông vào đâu được nưã. Khi công ty Mỹ báo cáo đã đào được dầu thì ông Thiệu hết sức vui mừng chỉ thị mang thùng dầu đầu tiên từ ngoài khơi đem lên nghĩa trang quân đội tại Biên Hoà để phúng viếng vào ngày chiến sĩ trận vong nam 1974
Cau hoi: Tại sao Giáo Sư chỉ phát hành cuốn sách này sau khi Tổng Thống Thiệu qua đời?
Giáo Sư có nghĩ rằng cục diện chiến tranh Việt Nam sẽ thay đổi có lợi cho Miền Nam và rút ngắn lại nếu Mỹ không ủng hộ việc lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ủng hộ chiến dịch Bắc Tiến những năm đầu của thập niên 1960?
Thaison Dao (MSEE)
(Con của một H.O 15)
(Thaison Dao - Sparks, Nevada)
Tra loi: Như đã đề cập trên đây, sau khi xuất bản cuốn 'Khi đồng minh tháo chạy' năm 2005 thì nhiều độc giả đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về TT Thiệu. Ngoài ra trong 4 năm vưà qua, đã có nhiều tài liệu mới được giải mật, soi sáng cho lịch sử nên tôi viết cuốn sách này để giúp cho đồng hương có nhiều dữ kiện mới và chính xác. Về việc lật đổ TTNgô Đình Diệm 1963 đối với chúng tôi là một lầm lỗi lớn lao về phía Hoa Kỳ vì theo sự nghiên cứu cuả chúng tôi TT Diệm đã có ý định dàn xếp với Chính phủ VNDCCH giải pháp cho cuộc chiến để tiến tới thống nhất trong hòa bình.
Cau hoi: Thưa GS, GS sang Hoa Kỳ du học năm nào và trước khi đi du học GS đã tốt nghiệp đại học nào ở VN.
(Quang Nguyen - USA)
Tra loi: Lần đầu tiên tôi sang Hoa Kỳ là năm 1957, nhưng vào Đại học 1958. truớc khi du học tại Hoa Kỳ thì chúng tôi đã theo học tại DH Luật Khoa ở Saigon
Câu hỏi:Hi Sir 1 how are you! i would like to buy this book.But I didn't know where.
thanks a LOT,
nhI(nhi cong-long island New york)
Trả lời:Hi Nhi Cong please go to website www.tamtutongthongthieu.com to find details about buying the book. i would like to let you know you and your generation are very much in my mind.
Cau hoi: When and where can we buy your book? Thanks (Phương - Irvine, CA)
Tra loi: Dear Phuong, please see the answer above.
Thank you
Cau hoi: Kính thưa GS tôi chỉ có một câu hỏi, tại sao khi sanh tiền Cựu TT Thiệu đã không để lại bất cứ một nhật ký nào để nói về tâm tư của mình để cho mọi người hiểu, để đến khi ông nhắm mắt thì GS mới cho xuất bản cuốn sách này. Như vậy có phải là cựu TT Thiệu đã gừi tất cả tâm tư của mình cho GS và nhờ GS làm hộ công việc đó? Kính chào GS (huynh phương duy - Mississauga-Canada)
Tra loi: Về câu hỏi đầu xin bạn xem những câu trả lời như đã đề cập trên đây. TT Thiệu đã tâm sự rất nhiều với chúng tôi khi chúng tôi hỏi ông về những diễn biến của lịch sử nhưng không bao giờ ông nhờ chúng tôi làm hộ ông để viết hồi ký.
Kính chào quý độc giả đã quan tâm và xin hẹn với độc giả vào một dịp khác.
Những Bài Liên Quan:
====================================
=================================================
No comments:
Post a Comment