DQ CHINH
Chữ "ngộ" trong đạo Phật nhiều khi cũng ngộ thâ.t. Ngộ vì chữ này bị ngộ nhận là có sự khác biệt giữa cái " ngộ" trong khoa học tự nhiên và cái "ngộ" trong tôn giáo. Do đó, họ thấy chữ "công án" là cái gì ghê gớm, huyền bí!.
Nói về cái "ngộ" trong khoa học thiên nhiên, không ai không biết về trường hợp ông Archimede và sau đó là của ông Newton. Ông sau, thấy trái táo rơi phát hiện ra sức hấp dẫn của trái đất. Lúc còn nhỏ, khi được nghe câu chuyện này, học trò thấy nó ngồ ngô....mà không được ông thày giải thích rõ hơn. Nếu ông thày biết về tôn giáo (nhất là đạo Phật) ông nên có sự liên kết giữa hai cái ngộ của hai lãnh vư.c. Nếu được thế, chắc học trò hết thấy cái "ngộ" trong đạo Phật là cái gì ghê gớm lắm, huyền bí lắm!!...
Nếu ông Newton là một nông dân nào đó, thì dù ông này có nhìn trái táo rơi 1001 lần cũng chẳng khi nào thấy ra thuyết vạn vật hấp dẫn. Ông Newton là nhà khoa ho.c. Trước đó, bao năm ông đã mài mòn đủng quần trên ghế nhà trường. Rồi làm việc...rồi nghiên cứu mãi đến hơn 20 năm sau (kể từ tuổi 18 cho đến khi in ra cuốn sách Principia năm 1687). Với thiên tài đặc biệt của một nhà khoa học mà hơn 20 năm mới "ngộ" ra một điều quan trọng và khám phá này của ông đã tạo nên một đóng góp lớn trong kho tàng kiến thức của loài người.
Cái "ngộ" trong tôn giáo chắc cũng chẳng khác gì hơn. Nhưng vì thuật ngữ này nằm trong lãnh vực tôn giáo nên nó mang tính huyền bí và do đó, được người ta giải thích lơ mơ. Người không có kiến thức tổng quát, khi nghe và được hỏi, họ trả lời lơ mơ làchuyện thường tình. Kẻ giải thích tôn giáo (các nhà sư đạo Phật và nhất là đệ tử phùnịnh các thày) lại dùng lối lơ mơ để tạo thêm tính huyền bí, gây ra sự mê hoặc nơi
người nghe. Y như đạo Thiền vâ.y. Nói có ý nghĩa nhưng nói có vẻ lơ mơ mới là Thiền!.
Thật vậy, trong thực tế, không có ai say sưa tối ngày mà lại "ngộ" được những bổn phận của một người cha (mẹ) hay con cái trong gia đình. Trừ khi tỉnh rươ.u. Từ khi Chủ nghĩa CS ra đời tại Liên Xô, đến khi bị giải tán đã mất thời gian hơn 70 năm.
Trong thời gian đó, bao người dân ở đất nước đó đã "ngộ" được cái quyền sống của người dân là gì??....Thời gian đó, đất nước này có được mấy ông Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn hay Mikhail Gorbachev ??!!... Nói cho đúng hơn, có thể là trong thời gian đó, có rất nhiều người như nhà văn Solzhenitsyn, nhưng họ không nổi bật lên và những người như vậy chưa có được sự liên kết. Nói chính xác hơn nữa, phải có những người như nhà văn trên (những người đó không cứ hẳn phải là nhà văn) mới có sức liên kết và làm cho tình trạng đất nước Liên Xô thay đổi. Có ai "ngộ" được tình trạng tồi tệ của đất nước Liên Xô(trên thực tế, chứ không phải qua việc phóng vệ tinh lên quỹ đạo trái đất hay như chế tạo bom nguyên tử hiện nay của Bắc Hàn) và việc người dân trong nước mất quyền làm người như Solzhenitsyn, nếu không đã bị tù đày cả chục năm trong nước và bị biệt xứ 20 năm như nhà văn này ??!!....
Dĩ nhiên, không cứ phải bị ở tù mới "ngộ" được thực tế của cuộc đời, hay kể cả những giáo lý thâm sâu của đạo giáo. Nhưng, ít ra, người đã "ngộ" được ít ra phải có một quyết tâm như thế nào đó....và chỉ có một quyết tâm đó. Hơn nữa, người này không những có quyết tâm mà lại phải có tinh thần (hay biết được các cách thế) có thể loại bỏ các chướng ngại có ảnh hưởng đến quyết tâm này. Người theo đạo Phật, ít nhiều nghe nói đến Tịnh độ Tông. Pháp môn này, theo phái nệ cổ, bị xem như thuộc về đốn giáo. Nhưng chính đại sư Ngẫu Ích cũng nói rằng: "Một câu Phật hiệu nếu niệm cho thuần thục thì ba ngàn uy nghi tám muôn tế hạnh, bao nhiêu công án của Thiền tông và đạo lý cực tắc của giáo môn đều nằm trong đó". Cũng như môn phái Pháp luân Côn gần đây bên Trung quốc, nguyên tắc cơ bản của họ được nêu ra chỉ gồm có 3 điểm sau: sự thật, nhân ái và nhẫn na.i. Tuy thế, sự phát triển của môn phái này, dù chỉ trong khoảng bốn năm 1992-1995, đã tạo nên uy tín rất lớn tại Trung quốc. Sự việc này đem đến nghi ngờ nơi chính quyền. Chính quyền độc tài nào cũng thế, khi họ đi ngược lại đường lối của dân tộc và đất nước, đều rất sợ các trào lưu chính trị, kể cả văn hóa mà những trào lưu này có ảnh hưởng rất lớn trong nhân dân. Trong tình thế hiện tại, đảng CS tại VN cũng mang tâm trạng như thế. Nếu mọi người dân đều nhận định được rằng, đảng CS là tội đồ của dân tộc và là một đảng đang làm cho đất nước bị suy thoái, đời sống người dân sẽ khổ vì mang gánh nợ khủng khiếp trong tương lai, họ sẽ có lúc vùng lên. (ghi chú 1- sẽ được nói ở đoạn gần kết).
Tiếc thay, ngụy quyền CS tại VN đang phù phép và mê hoặc người dân (*) khi cho rằng chính họ là người đã đánh Tây, đuổi Mỹ và chính họ là nhà nước của người dân. Nếu có cuộc điều tra xã hội đúng mức, chắc chắn số người nằm trong sự mê hoặc đó có tỉ lệ khá cao. Thanh niên sinh từ những năm 1970 về sau, có hiểu biết về cuộc chiến 54-75 không nhiều. Hơn nữa, hầu hết người dân, sau khi đã chạy theo cái bao tử của những năm 1975-1985; nay lại chạy theo đồng tiền, bởi nền kinh tế bắt chước Tây phương, chạy đuổi theo tiêu thụ, nên đã đuối sức. Đã đuối sức, họ lại không có được tính liên kết nên chưa thể có khả năng tạo nên sự thay đổi.
Từ những năm 1990 đến nay, có đảng phái đôi lúc đã hô hào chiến dịch "chuyển lửa" về quê hương. Nhưng, họ có quyết tâm làm điều này hay không...và có thật sự vẫn tiếp tục việc đó hay không..hay chỉ làm hình thức, rồi tìm cách thỏa hiệp??!.... Gần đây có việc làm của nhà sư Nhất Ha.nh. Sau khi được phép về VN mở đàn tràng giải oan, ông ta mở ra tu viện ở Lâm Đồng. Cứ tưởng được chính quyền CS đón tiếp linh đình là có thể làm được đôi điều mà theo ông ta là phát huy chính pháp. Ông ta rời VN từ trước năm 1975. Ông ta chỉ ở trong chùa, mà lại là chùa tại một nước tôn trọng luật pháp
quốc gia. Ông không thấy được thực tế ngoài đời. Ông, dù là cao tăng(?!...) lần này cũng không đối đầu được với bọn quỷ vương. Nếu ông có ý định làm một dạng Pháp luân Công khác tại VN, chỉ trong khoảng 5 năm đã tạo ảnh hưởng lớn nơi quần chúng tại đất nước này; chắc chắn điều đó chỉ là một cảm tưởng không gắn liền với thực tế!....
Sau khi tu viện tại Lâm Đồng bị chính quyền sung công khéo léo và hơn 300 tăng ni của ông phải tứ tán khắp nơi, ông ấy viết lời kêu gọi, trong đó có dùng chữ "công án". Những người ngoại đạo không hiểu chữ đó có nghĩa là gì. Nhưng, kể cả người mang tiếng là theo đạo Phật, có thể cũng chẳng hiểu thật sự ý nghĩa của nó. Còn ông ấy, có thể muốn làm cho khó hiểu và tạo sự lơ mơ sao đó, nên giải thích theo lối khiếnngười đọc cũng chẳng hiểu thật đến nơi đến chốn. Vì vậy mà có tính huyền bí...và thuyết phục chăng ??!...Chứ, có gì đâu, cứ làm cho người dân hiểu thấu hay "ngộ" được tình hình đất nước hiện nay (như nói trên nơi ghi chú 1) thì sức liên kết sẽ bật ra và mọi việc cứ thế sẽ tuần tự được giải quyết. Việc trong đạo hay ngoài đời cũng thế!.
Dự án của một công trình ngoài đời là gì, nếu không là một mục tiêu phải đạt được, theo một qui trình được sắp xếp có tính khoa học và có thời gian hoàn thành nhất đi.nh. Công án, theo nghĩa này, chỉ khác ở tính cách và mức độ. Nghĩa là, công án trong đạo Phật là một dự án được nhiều tín đồ, thiện nam tín nữ theo đuổi và cố gắng hoàn thành; công án trong phạm vi đất nước là một dự án lớn, được toàn dân (bất kể
thành phần nào, tôn giáo nào) quyết tâm noi theo và thực hiê.n. Nhưng, như đã nói, muốn có sự liên kết để thực hiện một công án (hay dự án) người ta phải làm đựơc điều cơ bản quan trọng nhất là, tạo được sự "giác ngộ" nơi nhiều người. Cái "ngộ" đó, dù trong khoa học tự nhiên hay trong tôn giáo cũng có điểm chung là: phải chuyên tâm suy nghĩ về một việc, phải đeo đuổi nó không ngừng, không những trong lời nói (lýthuyết) mà còn cả trong việc làm (HÀNH ĐỘNG).
Vì thế, trong tình hình hiện nay, việc củng cố tư tưởng, nghĩa là tạo cho được sự "giác ngộ" nơi người dân là chức năng quan trọng nhất của tất cả các cá nhân, tổ chức, các cơ quan làm việc truyền thông, những thành phần còn nặng nợ với một đất nước VN đang trên đà suy thoái nhiều mă.t. Hậu phương lớn ở hải ngoại đang bị bạo quyền CS đánh phá nhiều nơi. Chưa nói đến chuyện vận động để người Việt ở hải ngoại
ngưng du lịch về VN, hãy ngăn chận những việc có vẻ đơn giản nhất. Chẳng hạn, biểu tình phản đối các viên chức cao cấp của CS đến các nước Tây phương, nơi có người Việt cư ngụ; ngăn chận việc tổ chức các buổi trình diễn văn nghệ do văn công VC và bọn tai sai vô liêm sỉ của chúng giựt giây và tổ chức, ngăn chận việc tham dự các buổi nói chuyện (chẳng hạn) của các thành phần tay sai tại địa phương (kể cả do những người đã tham dự đại hội Việt kiều ở VN) .v.v...
Chưa giữ vững được hậu phương, đừng nói đến chuyện "tiếp tế súng đạn" cho tiến tuyến!. Đừng nói đến chuyện công án khi mọi người chưa "ngộ" được điều mà họ phải làm!.
ĐQ Chinh
01.04.2010
Ghi chú:
(*) bằng cách tuyệt đối nắm giữ phương tiện truyền thông, một quyền thứ tư tại các quốc gia theo thể chế tự do
No comments:
Post a Comment