Sói biển của hải quân Mỹ
video cuối trang
tka23 post
Tàu ngầm tấn công Sói biển (SSN Seawolf Class) của hải quân Mỹ được nghiên cứu và chế tạo thay thế các tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân lớp Los Angeles.
Theo xếp hạng của các chuyên viên vũ khí Nga, SSN Seawolf Class đứng ở vị trí thứ 2 trong top 10 tàu ngầm tấn công mạnh nhất thế giới hiện nay.
Tàu ngầm Lớp Sói biển Jimmy Carter SSN 23 đang được xử lý giảm từ tính khi di chuyển trong nước tại căn cứ hải quân Mỹ Kitsap Bangor.
Hiện nay hải quân Mỹ có 3 tàu ngầm thuộc Lớp Sói biển.
Tháng 1/1997, chiếc hạm ngầm Lớp Sói biển đầu tiên của hải quân Mỹ mang ký hiệu Seawolf (SSN 21) chính thức được công ty Electric Boat Division, thuộc thuộc tập đoàn công nghiệp quốc phòng Mỹ Genera Dynamics bàn giao cho quân đội Mỹ sau 8 năm chế tạo tại nhà máy đóng tàu ở bang Connecticut.
Tàu ngầm Lớp Sói biển SSN 21 của hải quân Mỹ.
Chiếc tàu ngầm Lớp Sói biển thứ hai mang ký hiệu Connecticut (SSN 22) cũng đã được hoàn thành vào tháng 12/1998. Ngoài ra, vào tháng 6/2004 Hoa Kỳ có thêm một chiếc hạm ngầm Lớp Seawolf thứ ba mang tên Jimmy Carter (SSN 23), đây là phiên bản tàu ngầm lớp Seawolf được nâng cấp với tải trọng và khả năng chiến đấu cao hơn hẳn hai phiên bản SSN 21 và SSN 22.
Tàu ngầm Sói biển mang số hiệu SSN 22 Connecticut đang neo đậu tại căn cứ.
Chiếc tàu ngầm Lớp Sói biển thứ ba Jimmy Carter (SSN 23) được cải tiến cả hệ thông cân bằng, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống nạp ngư lôi không cần ống hiện đại. SSN 23 chính thức nhận nhiệm vụ trong lực lượng hải quân Mỹ và tháng 1/2005 sau gần 1 năm được chế tạo và chạy thử nghiệm.
Các tàu ngầm Lớp Sói Biển của hải quân Mỹ ra đời là kết quả của cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô trong Chiến tranh lạnh, với những ưu thế được giới chuyên gia quân sự đánh giá vượt trội các tàu ngầm tấn công của hải quân Liên Xô.
Sói biển SSN 23 Jimmy Carter.
Tuy nhiên, khi Chiến tranh lạnh kết thúc và quan trong hơn cả là do học thuyết chiến tranh trên biển của Mỹ đã thay đổi, từ lực lượng hạm ngầm chiến lược chuyển sang xây dựng các lực lượng tác chiến ven bờ gọn, hiệu quả hơn.
Chính vì vậy, chương trình phát triển tàu ngầm Lớp Sói biển với chi phí đắt đỏ đã được Bộ Quốc phòng Mỹ thay thế bằng chương trình nghiên cứu và chế tạo một loại tàu ngầm mới nhỏ gọn và giá thành thấp hơn – tàu ngầm tấn công Lớp Virginia (Virginia Class).
Về mặt thiết kế, các tàu ngầm tấn công Lớp Sói biển của hải quân Mỹ hội tụ những cải tiến và điều chỉnh hiện đại nhất. Những tiến bộ về mặt thiết kế đem lại cho loại hạm ngầm Lớp Sói biển khả năng linh hoạt hơn các chiến hạm ngầm Lớp Los Angeles.
Cấu trúc của một hạm ngầm Lớp Sói biển.
Ngoài ra, trên thân tàu ngầm, nhiều vị trí bố trí vũ khí tấn công được thiết kế rất linh động tạo điều kiện để khi cần thiết có thể dễ dàng tháo bỏ và nâng cấp bằng các hệ thống vũ khí khác mà không cần thay đổi thiết kế tàu ngầm.
Tàu ngầm Lớp Sói biển có lượng giãn nước khi lặn: 9.137 tấn, khi nổi: 8.060 tấn (Phiên bản mới nhất hiện nay là tàu ngầm Jimmy Carter SNN 23 có lượng giãn nước đạt 12.139 tấn).
Tất cả các tàu ngầm thuộc Lớp Sói biển đều được sơn phủ bằng loại vật liệu cách âm đặc biệt nhằm giảm thiếu tối đa khả năng bị phát hiện bằng các sonar dò sóng âm được bố trí trên các tàu ngầm đối phương.
Sói biển là một trong 10 loại tầu ngầm tấn công mạnh nhất trên thế giới.
Tốc độ di chuyển khi lặn của các tàu ngầm Lớp Sói biển có thể đạt tối đa 35 knot (64,82 km/giờ); khi nổi đạt 20 knot (37,0 km/giờ). Mỗi tàu ngầm có khoảng 116 quân nhân vận hành, trong đó có 15 sỹ quan chỉ huy.
Độ sâu tối đa có thể lặn và hoạt động đạt 610 m, có khả năng lặn dưới vùng nước đóng băng phía trên. Hệ thống cánh phía trước mũi tàu có thể co duỗi khi cần thiết. Tàu ngầm Lớp Seawolf trước đây được trang bị hệ thống dữ liệu tác chiến BSY-2 của Lockheed Martin với rất nhiều bộ xử lý dữ liệu của Motorola.
Vỏ ngoài của tàu ngầm được sơn phủ bằng loại vật liệu giúp giảm khả năng phát hiện của máy dò mục tiêu của tàu ngầm đối phương.
Cũng giống như các tàu ngầm lớp Los Angeles, tàu ngầm Lớp Sói biển được trang bị hoả tiển hành trình tấn công mặt đất Tomahawk Block III của Raytheon với tầm bắn hiệu quả trong phạm vi 2.500 km. Loại hoả tiển này được bắn đi với sự trợ giúp của hệ thống định vị quán tính, nó có khả năng lao đến mục tiêu với tốc độ siêu thanh .
Hoả tiển tấn công các mục tiêu mặt đất được trang bị trên tàu ngầm Lớp Sói Biển có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên loại vũ khí huỷ diệt này chỉ có thể được trang bị trong những trường hợp và phải tuân thủ đúng điều lệnh tác chiến có sử dụng vũ khí hạt nhân của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Ngoài ra, tàu ngầm Lớp Sói biển cũng được trang bị phiên bản Tomahawk chống tàu chuyên dụng với tầm bắn hiệu quả đạt 450 km; hoả tiển chống hạm
Harpoon cua Boeing; ngu loi
Gould mk 48
ADCAP; hệ thống đối kháng điện tử GTE WLQ-4(V). Loại hạm ngầm này Mỹ sử dụng được cung cấp bởi lò phản ứng hạt nhân GE PWR S6W
XEM VIDEO
TÀU NGẦM SOI BIỂN
TRo ve dau trang
No comments:
Post a Comment