tka23 post
- Nam Hàn khá khôn ngoan khi để cho cộng đồng quốc tế “nói chuyện phải quấy” với Bắc hàn trong vụ tàu Cheonan sau kết luận của uỷ ban điều tra. Thử phân tích các mối quan hệ giữa các bên trong bối cảnh xảy ra căng thẳng liên Triều.
Mỹ được một cơ hội tuyệt vời để tiếp tục duy trì cho sự có mặt của 28.000 quân Mỹ đồn trú tại Nam Hàn nhân vụ tàu Cheonan bị ngư lôi bắn chìm. Đây còn là cái cớ hoàn hảo giúp Mỹ trì hoãn việc chuyển quyền chỉ huy bộ Tư lệnh Mỹ – Hàn sang cho Seoul và duy trì căn cứ Mỹ ở Nhật(Okinawa).
Trung cộng càng có lý do để “nắm” Triều Tiên chặt hơn. Một lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc lần này (giống như hồi Triều Tiên thử bom hạt nhân hồi năm ngoái) không thể có hiệu lực nếu Trung cộng phủ quyết. Chẳng thế mà bà Hillary Clinton vội vã bay sang Bắc Kinh đầu tuần này, nói là sẽ thảo luận với Trung cộng về quyết định này, sau khi đã bàn thảo ở Tokyo.
Sau những phản ứng
Trung cộng không lên án trực tiếp Bình Nhưỡng , không cử đại sứ đến nghe thông báo của Chính phủ Nam Hàn dành cho đoàn ngoại giao, và nói rằng họ sẽ có kết luận riêng về vụ này. Khác với sự lớn tiếng của Mỹ tuyên bố đây là “một hành động gây hấn ”, Trung cộng cho rằng sự kiện đắm tàu là một việc “đáng tiếc”. Rõ ràng nước này không có lý do gì để đổ thêm dầu vào lửa ngay trước ngõ nhà mình.
Nhật Bản, Úc và Anh quốc bày tỏ sự phẫn nộ đối với Bắc hàn . Tổng thư ký Liên hiệp quốc gọi kết luận của uỷ ban điều tra là “dấu hiệu đáng lo ngại ”.
Phản ứng của Nam Hàn tương đối kềm chế. Chính phủ dùng các vận động ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trong khuôn khổ một lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc đối với Bắc hàn . Phía Nam Hàn bắt đầu xem xét việc chấm dứt viện trợ nhân đạo cho những người anh em miền Bắc. Điều có ý nghĩa quan trọng hơn có thể sẽ là một số thay đổi trong chương trình phòng thủ sắp tới của Seoul.
Như thường lệ, Bắc hàn gọi cáo buộc của Seoul là “bịa đặt” và nhanh chóng bày tỏ lập trường bằng những lời lẽ táo tợn. Bình Nhưỡng nói, nếu
họ bị cấm vận, điều đó đồng nghĩa với một cuộc chiến tranh toàn diện. Không được quên, 20 triệu dân Seoul sống trong tầm hoả tiễn của Bắc Hàn , đất nước có tới 1,2 triệu lính vũ trang, được xếp vào hạng thứ năm trên thế giới về quân đội.
Phản ứng đến đâu là vừa?
Cảm tính thường dẫn đến sai lầm. Tuy nhiên chẳng có lý do thông thường nào lại muốn cuộc đọ súng nổ ra ở cái nơi đã từng là chảo lửa một thời và bây giờ tình trạng chiến tranh giữa hai miền vẫn chưa chấm dứt.
Vậy tại sao mọi chuyện lại được khuấy động lên vào lúc này? Chắc chắn là do các bên liên quan có những quyền lợi để đổi chác.
Có phải Bình Nhưỡng sắp tung ra một kế hoạch hay một đòi hỏi nào đó, có thể với Mỹ hay với Nam Hàn, nên gia tăng căng thẳng trước để “lấy đà” như vẫn làm từ xưa tới nay? Hay Bình Nhưỡng muốn rắc hoả mù giữa Mỹ và Nam Hàn trong vấn đề phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên?
Bà Clinton đặc biệt nhấn mạnh lần này không chỉ có Mỹ hay Nam Hàn , Nhật Bản mà là cả “cộng đồng quốc tế” sẽ nói chuyện phải quấy với Bắc hàn . Lời đe doạ của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ chưa rõ sẽ được “cộng đồng quốc tế” thực thi đến đâu. Nhưng bất cứ một phản ứng quốc tế nào cũng phải đủ mạnh để ngăn chặn Bắc hàn không lặp lại hành động bị coi là nguy hiểm, nhưng đồng thời lại không được quá mạnh để nổ ra xung đột!
Nam Hàn lần đầu tiên đã phải nhóm họp hội đồng An ninh quốc gia, nhưng một tướng quân sự lại đề nghị “các biện pháp phi quân sự” đối với người anh em phía Bắc. Vị tướng này chắc đã thấm nhuần các bài học lịch sử. Thứ nhất, nếu anh em đánh nhau thì không phải “ruồi muỗi” chết, mà bản thân anh em mình chết trước. Thứ hai, không đánh mà thắng mới là “kế sách” tuyệt vời trong các kế sách của binh thư yếu lược xưa nay!
Đảng đối lập ở Nam Hàn cho rằng Tổng thống Lee Myung-bak làm lớn vụ này là để chuẩn bị cho vận động bầu cử. Chuyện nội bộ mấy ai rành, trừ cánh tình báo đẳng cấp. Nhãn tiền cho thấy, nếu “đun” quá nóng vụ này Seoul chẳng được lợi gì trước thời điểm tổ chức họp G20. Hơn nữa, với một nền kinh tế thiên về xuất cảng , chỉ cần có “tiếng gươm khua”, Nam Hàn ngay lập tức có thể mất nguồn đầu tư và sức mạnh kinh tế vốn có.
Hai miền Triều Tiên tương tranh hay thống nhất – phương án nào hấp dẫn các cường quốc láng giềng? Trong chính trị quốc tế, không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là trường tồn. Từ bài học nói trên và thêm bài học từ chiến tranh ở các lãnh thổ bị chia cắt mà người Nam Hàn nói riêng và hy vọng cả dân tộc Triều Tiên nói chung nên và sẽ đề cao hơn nữa tính tự chế và đức khoan dung của mình!
Tổng Hợp
Tàu USNS Mercy sẽ thăm bốn nước Đông Nam Á
Tàu quân y Hoa Kỳ, USNS Mercy, sẽ tới Quy Nhơn (Bình Định) trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2010, lần đầu tiên có sự tham gia của tàu hải quân Nhật Bản.
Sứ quán Mỹ tại Hà Nội ra thông cáo nói tàu USNS Mercy sẽ cập bến Quy Nhơn ngày 31/05 và ở tới ngày 12/06.
Đây là lần thứ hai tàu USNS hoạt động nhân đạo ở Việt Nam, lần trước là vào năm 2008 tại Nha Trang.
Các phương tiện trên tàu gồm 12 phòng phẫu thuật, 15 phòng bệnh, cơ sở thí nghiệm và dược phẩm có thể phục vụ tới 500 bệnh nhân một ngày.
USNS Mercy còn có 120 giường bệnh cho bệnh nhân lưu trú.
Năm nay Việt Nam và Mỹ kỷ niệm 15 năm thành lập quan hệ ngoại giao.
Đây là một phần chuyến thăm Đông Nam Á của tàu quân y Mỹ, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Indonesia và Timor Leste.
Các thủy thủ Mỹ cùng đối tác sẽ tham gia hoạt động y tế, trong có nha khoa, và xây dựng dân sự ở các quốc gia dừng chân.
Trong khi đó, thông tấn xã Nhật Bản Kyodo loan báo một tàu vận tải của lực lượng Tự vệ biển đã rời cảng Hiroshima hôm Chủ nhật rồi để tham gia chương trình Đối tác Thái Bình Dương.
Trên tàu Kunisaki 8.900 tấn có thủy thủ đoàn khoảng 160 người, cùng một đội chuyên gia y tế từ các quân chủng Nhật Bản khoảng 40 người và 20 nhân viên các tổ chức phi chính phủ nữa.
Kunisaki sẽ thăm viếng Việt Nam và Campuchia trong thời gian hai tuần.
Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2010 của bộ chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương được thực hiện trong mùa hè nhằm tăng cường quan hệ giữa Hoa Kỳ và các đối tác tại Đông Nam Á cũng như châu Đại dương thông qua các hoạt động chăm sóc sức khỏe trên tàu quân y của Mỹ.
Chương trình này cũng có mục tiêu giúp các nước trong khu vực phản ứng tốt hơn trong khắc phục thiên tai, dịch bệnh, động đất và sóng thần.
Các chương trình Đối tác Thái Bình Dương được tiến hành 5 năm nay, cung cấp hỗ trợ sức khỏe cho hơn 150.000 bệnh nhân ở mười quốc gia.
Theo chương trình năm 2010, hai tàu chiến khác của Mỹ sẽ tới Palau và Papua New Guinea.
Tàu quân đội Mỹ đã nhiều lần tới Việt Nam trong các chuyến thăm thiện chí.
Tro ve dau trang
No comments:
Post a Comment