Trà Mi, phóng viên đài RFA 2009-05-01
28/4 năm nay đánh dấu 2 năm ngày ra mắt tờ báo độc lập đầu tiên của thanh niên Việt Nam mang tên “Tạp chí Phía Trước” tại địa chỉ http://www.phiatruo c.net/.
Courtesy Phia Truoc magazine(phiatruoc. net)
Tạp chí điện tử Phía Trước
Phần âm thanh
Tải xuống âm thanh
Email bản tin này
Tạp chí Phía Trước: tinh thần và tiếng nói của tuổi trẻ
Với mục đích cổ võ cho những tiếng nói tự do của thanh niên, các bạn du sinh Việt Nam trên thế giới đã cùng nhau thành lập tạp chí điện tử này, quy tụ bài viết của giới trẻ trong và ngoài nước, phản ánh hiện thực và quan điểm của người trẻ về các vấn đề liên quan đến Việt Nam.
Mục tiêu của Tạp chí Phía Trước là hướng đến giới độc giả trong nước, động viên tinh thần phát biểu ý kiến độc lập để phản ánh suy nghĩ của người trẻ trước các vấn đề nổi bật trong xã hội Việt Nam một cách tự do, không bị gò bó bởi khuôn khổ kiểm duyệt của nhà nước
Hoạt động của “Tạp chí Phía Trước” trong hai năm qua có gì khởi sắc, đáng khích lệ? Trà Mi có bài ghi nhận nhân sinh nhật lần thứ 2 của tờ báo:
Với 22 số báo trong hai năm hoạt động, mục tiêu của Tạp chí Phía Trước là hướng đến giới độc giả trong nước, động viên tinh thần phát biểu ý kiến độc lập để phản ánh suy nghĩ của người trẻ trước các vấn đề nổi bật trong xã hội Việt Nam một cách tự do, không bị gò bó bởi khuôn khổ kiểm duyệt của nhà nước như hàng trăm tờ báo khác ấn hành tại Việt Nam.
Tạp chí Phía Trước có thuận lợi là xuất bản ở nước ngoài, không bị nhà nước kiểm duyệt, nhưng khó khăn ở chỗ không thể phát hành thành báo in cho độc giả trong nước. Cho nên, các bạn trẻ du sinh đã nghĩ cách phổ biến tạp chí qua website và các trang blog trên mạng để độc giả Việt Nam có thể tiếp cận được.
Mỗi số phát hành trên mạng có khoảng vài trăm lựơt truy cập và tải xuống từ Việt Nam. Còn ở bên ngoài thì Ban Biên Tập cho biết tạp chí có xuất bản báo in tại Pháp, Châu Âu, và Mỹ. Niềm khích lệ lớn nhất cho các ngòi bút của Tạp chí Phía Trước là qua hai năm hoạt động, số lựơng người đọc và đóng góp cho tờ báo càng ngày càng tăng. Nguyên nhân, theo bạn Khương Duy, đại diện Ban Biên Tập, là vì:
“Bởi vì Phía Trước nói lên tiếng nói trung thực, phản ánh đúng những hiện trạng trong nước. Cộng tác viên của Phía Trước là những nhà báo, thanh niên, thành phần trí thức trong nước muốn nói lên tiếng nói về những điều bức xúc xung quanh cuộc sống của họ nhưng trong nước họ không nói được.
Tạp chí có xuất bản báo in tại Pháp, Châu Âu, và Mỹ. Niềm khích lệ lớn nhất cho các ngòi bút của Tạp chí Phía Trước là qua hai năm hoạt động, số lựơng người đọc và đóng góp cho tờ báo càng ngày càng tăng.
Mạnh dạn dám nói lên ý kíên của mình
Khương Duy nói thêm rằng khác với năm đầu ra mắt, nội dung các bài viết trong Tạp chí Phía Trước trong năm hoạt động thứ hai đã có những thay đổi, như:
“Thay đổi lớn nhất so với năm vừa rồi chính là Phía Trước muốn hướng tới tinh thần nói lên tiếng nói chính trị của thanh niên nhiều hơn, tức vẫn nói về đề tài kinh tế-xã hội, nhưng lồng trong đó những ý kiến bức xúc về chính trị để dần dần định hướng cho thanh niên có sự quan tâm hơn.
Chúng ta biết là tự do ngôn luận, tự do nhân quyền trong nước chưa đựơc phát huy tối đa. Cho nên, Phía Trước muốn rèn luyện cho thanh niên mạnh dạn dám nói lên ý kíên của mình để đòi những quyền tự do đó.”
Tạp chí Phía Trước số mới nhất. Photo courtesy phiatruoc.netBạn đọc ở Việt Nam nhận xét gì về Tạp chí Phía Trước, tờ báo độc lập đầu tiên của thanh niên?
Một độc giả trẻ trong nước tên Nhẫn Lam, làm quen với tạp chí này hơn năm nay, phát biểu:
“Em thấy Tạp chí này quy tụ đựơc nhiều cây bút trẻ, phân tích các vấn đề xã hội-chính trị-văn hoá-giáo dục khá sâu sắc. Các vấn đề nhạy cảm được trình bày khách quan, trung thực, không bị gò bó so với những báo dành cho tuổi trẻ ở Việt Nam. Những cây bút của Tạp Chí Phía Trước dám nghĩ và dám viết.
Bởi vì Phía Trước nói lên tiếng nói trung thực, phản ánh đúng những hiện trạng trong nước. Cộng tác viên của Phía Trước là những nhà báo, thanh niên, thành phần trí thức trong nước muốn nói lên tiếng nói về những điều bức xúc xung quanh cuộc sống của họ nhưng trong nước họ không nói được.
Khương Duy, đại diện Ban Biên Tập
Em có giới thiệu tạp chí đến nhiều bạn bè. Họ cũng tiếp cận dần dần. Em thấy tờ báo này cần thiết vì tuổi trẻ nên có cái nhìn khách quan độc lập. Qua những bài viết trên Phía Trước, em thấy mình có đựơc cách nhìn toàn diện hơn, đa dạng hơn.
Em cũng mong có đựơc tư tưởng tự do như thế, được viết như thế ở Việt Nam vì như vậy giúp mọi người có đựơc cái nhìn từ mọi khía cạnh mà không phải do bị bắt buộc hay phải che dấu điều gì. Nhờ vậy mình có thể nhìn đựơc những điều xấu-tốt một cách toàn diện.”
Phổ biến tin tức trung thực
Tuy từ Việt Nam truy cập vào Tạp chí Phía Trước không dễ dàng do bị an ninh mạng của nhà nước ngăn chặn, nhưng giới độc giả trẻ như Lam vẫn kiên nhẫn tìm mọi cách vựơt tường lửa để đựơc tiếp cận với từng số mới ra của tờ báo.
Bạn Bảo, độc giả trung thành của tạp chí lâu nay, giải thích thêm:
“Mình thấy Tạp chí Phía Trước là một tiếng nói của thanh niên trẻ có nhiều ý nguyện. Đây là một tờ báo không bị kiểm duyệt hay ràng buộc bởi ban biên tập của Đảng. Hơn nữa, nó luôn phản ánh những thực tại mà báo của Đảng không hề đưa lên.
Mình thấy Tạp chí Phía Trước là một tiếng nói của thanh niên trẻ có nhiều ý nguyện. Đây là một tờ báo không bị kiểm duyệt hay ràng buộc bởi ban biên tập của Đảng. Hơn nữa, nó luôn phản ánh những thực tại mà báo của Đảng không hề đưa lên
Bạn Bảo, độc giả trung thành của tạp chí
Độc giả này cũng nhấn mạnh tính cần thiết của những tờ báo như Tạp chí Phía Trước và nhu cầu của giới trẻ tại Việt Nam hiện nay:
“Trong nước, thanh niên cần tự do hơn. Hiện tại nền dân chủ Việt Nam chưa cởi mở cho thanh niên. Nhu cầu tiếp cận thông tin mới đầy đủ hơn là điều thanh niên Việt Nam hiện tại đòi hỏi.
Đó cũng là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt của Phía Trước so với các trang mạng khác trong nước. Mình mong có nhiều hơn những loại tạp chí như thế này.
Hiện tại sự khao khát thông tin của thanh niên trong nước rất cao. Những thông tin do nhà nước kiểm duyệt không được thanh niên tiếp nhận cho lắm. Họ rất thờ ơ. Thành ra, để nâng cao dân trí thì sự ra đời của Tạp chí Phía Trước là điều rất cần thiết.”
Tuy nhiên, không phải bất cứ bạn trẻ nào tại Việt Nam cũng có suy nghĩ như các độc giả này. Những bạn quen với khuôn khổ kiểm duyệt của báo chí trong nước và ít tìm hiểu thêm các luồng thông tin khác từ bên ngoài không khỏi e dè và nghi ngại trước những tiếng nói độc lập như tờ Phía Trước.
Những thanh niên có cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin tự do, các nền báo chí tự do, chia sẻ:
“Chúng ta sống trong thời đại mới, cần phải tôn trọng những sự khác biệt. Không nên vì nó khác với những cái mình thường biết mà mình cho là nó xấu, không nên vì nó khác mà có thành kiến để chối bỏ cái mới. Nên bỏ thời gian tìm hiểu nó và nhận xét xem những cái khác biệt đó đúng hay sai.”
Mong muốn của các bạn trẻ trong Ban Biên Tập Phía Trước là tạp chí sẽ xuất hiện bằng báo in tại Việt Nam trong một ngày không xa. Hiện nay, sau khi trang chủ http://phiatruoc. net bị nhà nước Việt Nam khoá chặn, các du sinh trẻ trong Ban Biên Tập vừa mở thêm một trang khác là http://phiatruoc. org để bạn đọc trong nước thuận tiện truy cập hơn.
__._,_.___
News:http://www.rfa.org/vietnamese/
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/
http://www.voanews.com/vietnamese/
Tro lai dau trang
No comments:
Post a Comment