(video cuối trang)
Thứ Bảy 02/05, Úc sẽ cho ra sách xanh, tức báo cáo chi tiết, về chiến lược quốc phòng của nước này trong 20 năm tới.
Trong đó có việc mua 12 tàu ngầm hiện đại, sự kiện mà các chuyên gia cho rằng có thể khiến Trung Quốc cảnh giác và làm leo thang chạy đua vũ khí tại Tây Thái Bình Dương.
Thủ tướng Australia Kevin Rudd phát biểu vào sáng thứ Sáu 01/05 rằng: "Rõ ràng một số nơi trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang diễn ra tình trạng tăng cường quốc phòng".
"Chúng ta cần có cách tiếp cận bình tĩnh, chừng mực và trách nhiệm đối với tương lai, bảo đảm rằng quân đội, hải quân và không quân của chúng ta có đủ các nguồn lực cần thiết trong tương lai."
Australia đã bắt đầu một chương trình nâng cấp quân đội trị giá 44 tỷ đôla Mỹ, bao gồm mua thêm các khu trục hạm, hỏa tiễn, chiến đấu cơ, hàng không mẫu hạm, xe tăng và trực thăng.
Cùng lúc, một số quốc gia Đông Nam Á cũng đang có kế hoạch tăng số tàu ngầm của họ. Thí dụ Indonesia định mua thêm 12 chiếc trước 2024 để tuần tra các nơi xa xôi.
Singapore, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Hàn Quốc, Bangladesh và Pakistan đều đang mua thêm tàu ngầm. Riêng Singapore sẽ có thêm sáu chiếc trước năm 2016.
Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang lắp đặt các tàu chiến sử dụng năng lượng hạt nhân. Bắc Kinh định mua năm chiếc có kèm hoả tiển chiến lược JL-2 với tầm che phủ 8.000 km.
Navigation
Thủ tướng Rudd, một người nói tiếng Trung thành thạo, đã cố gắng xóa bỏ nghi ngờ rằng chính sách của Úc là để đối trọng lại với kế hoạch củng cố hải quân của Bắc Kinh.
Trung Quốc quan ngại
Tuy nhiên ông Rory Medcalf, chủ nhiệm chương trình an ninh quốc tế của viện nghiên cứu thuộc Đại học Lowy, nhận định rằng khi chứng kiến các chi tiết trong chiến lược của Úc, Bắc Kinh không thể không quan ngại.
Rõ ràng một số nơi trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang diễn ra tình trạng tăng cường quốc phòng.
Thủ tướng Úc Kevin Rudd
"Việc Australia loan báo một cách không khéo léo kế hoạch này sẽ khiến người ta thêm tin rằng Úc lâu nay luôn lo ngại về Trung Quốc. Và tất cả các tiếng động này đều sẽ vang vọng lại ở Bắc Kinh."
Australia cũng đã ký một thỏa thuận an ninh với đối thủ của Trung Quốc là Nhật Bản. Hai nước này đều có hội đàm an ninh quốc phòng hàng năm với Hoa Kỳ, điều từng bị Trung Quốc chỉ trích.
Một số quan chức ngoại giao cao cấp và học giả Trung Quốc nói với tờ thời báo The Age rằng họ ngạc nhiên trước thái độ diều hâu một cách đột ngột của ông Rudd, nhất là trong khi ông vẫn nói là muốn cải thiện quan hệ và thương mại với Bắc Kinh.
Giáo sư môn quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Shi Yinhong, nhận định: "Trung Quốc chắc chắn sẽ không chấp nhận việc Australia theo đuổi chủ thuyết về cái gọi là đe dọa của Trung Quốc".
Theo kế hoạch, ở phía bắc Australia sẽ luôn luôn có ít nhất bảy tàu ngầm hiện diện ngay gần các eo biển trên đường đi Indonesia.
Australia sẽ còn xây dựng thêm tám chiếc tàu chiến trọng tải 7.000 tấn, được trang bị hệ thống phòng thủ hoả tiển đạn đạo, cùng một loạt máy bay thám thính đại dương.
Nước này đã ký hợp đồng mua 100 chiến đấu cơ F-35 của hãng Lockheed Martin Corp LMT.N nhưng hợp đồng này có thể bị chậm tới 2014-2015 vì tình hình khủng hoảng kinh tế.
Úc muốn quân đội tuy nhỏ nhưng tinh thuệ của mình có đủ trang bị hiện đại để đóng vai trò hàng đầu trong vùng biển lân cận Nam Thái Bình Dương và có thể vươn xa trong khu vực.
Chủ quyền Nam Hải
Trong một diễn biến khác, báo giới tiếng Hoa cho rằng Trung Cộng hiện đang đối diện các thử thách mới trong vấn đề chủ quyền biển tại khu vực Nam Hải (biển Đông).
Tạp chí Kinh tế Hong Kong, xuất bản bằng tiếng hoa, có bài mới viết rằng "một số nước đang cố gắng lôi đồng minh Hoa Kỳ vào cuộc với hy vọng Mỹ sẽ can thiệp vào vấn đề Nam Hải".
Tờ này nhận định bản thân Hoa Kỳ cũng đang có chính sách nước đôi "can thiệp nhưng không lấn sâu" nhằm thu lợi tối đa từ thế cuộc.
"Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và các nước khác đều đang công khai hoặc ngấm ngầm xâm phạm Nam Hải qua việc đánh cá ở vùng biển có vấn đề."
Tạp chí Kinh tế Hong Kong cho hay: "Mới đây, Việt Nam, Malaysia, Philippines và một số nước khác đã lần lượt thách thức quyền lợi của Trung Quốc tại Nam Hải".
"Có thể các nước này đang muốn lấy chủ đề tranh chấp biển nhằm làm dịu áp lực khủng hoảng kinh tế về đối nội."
Tờ tạp chí cảnh cáo: "Nhưng không thể loại trừ khả năng một số quốc gia phương Tây đang bí mật kích động và ủng hộ các nước này ở hậu trường với mục đích kiểm soát Trung Quốc".
xem video
click
HẢI QUÂN ÚC
http://www.youtube. com/v/pZV1Vo1TjY 4&hl=en&fs=1&autoplay=1
BBC
No comments:
Post a Comment