Biết gì? Nghĩ gì?
Tiffany Lê
Phạm Minh Hương, 31
Phạm Minh Hương (31 tuổi, cán sự Xã Hội, được bảo lãnh đến Hoa Kỳ năm 10 tuổi, thân phụ là cựu trung úy Hải Quân VNCH, từng đi tù “cải tạo.”)
“30 Tháng Tư là một ngày buồn, nhưng tôi vẫn có cái nhìn tích cực đối với ngày này. Nếu không có ngày 30 Tháng Tư, 1975, làm gì chúng ta có mặt ở đây hôm nay. Nếu chúng ta cứ khư khư ôm chặt lấy dĩ vãng và tiếc nuối, thì chúng ta không thể tri ân những gì có được ngày nay.”
----->Trang Lê (30 tuổi, kế toán viên, đến Mỹ năm 2000 với tư cách du học sinh. Khi mới sang Mỹ, Lê cảm thấy bị ghét bỏ, người Việt Nam gọi cô là cộng sản, và rằng cô là con nhà giàu mới có tiền qua đây ăn học.)
“Ở Việt Nam, tôi đi học và chưa hề được tiếp cận với ‘sự thật’ khác. Chúng tôi lớn lên trong niềm tin tưởng rằng, người Mỹ là xấu xa và rằng cần phải chiến đấu giành lấy thắng lợi và đem lại tự do. Vào ngày 30 Tháng Tư, tôi được nghỉ học, được đi chơi, người lớn thì đi nhậu... Chúng tôi không biết là mình bị mất nước. Giờ đây trên đất Mỹ, nếu tiếp tục hận thù thì ảm đạm lắm.”
Phong Ðỗ (30 tuổi, sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ. Cha mẹ Phong đến Mỹ cách đây 35 năm. Cha là phi công QLVNCH. Bản thân Phong là cựu Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, tốt nghiệp từ Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ năm 2005.)
Tôi không có ý kiến về Tháng Tư Ðen, không hề nghĩ đến nó, và với tôi, nó cũng như mọi ngày khác. Tôi đọc báo về ngày ấy để thỏa mãn tò mò nhưng không thấy mình có liên hệ gì đến nó cả... Tuy vậy, tôi có viết bài luận văn nói về kinh nghiệm tị nạn của cha mẹ tôi, hồi còn đang thụ huấn ở Học Viện Hải Quân. Bài văn chỉ nói lên nỗi gian truân và lòng quyết tâm, nhưng điều này không chỉ áp dụng vào người di dân mà ở khắp mọi nơi.”
Quy-An Anouch Adjemian (29 tuổi, sinh viên Luật. Quy-An ra đời ở Bỉ. Cô mang dòng máu nửa Việt nửa Armenia . Mẹ người Việt, gặp cha cô vào thời gian bà học ở đại học trong thập niên 60s.)
“Tôi không biết mình nghĩ gì về Tháng Tư Ðen. Người Mỹ phạm nhiều lỗi lầm nhưng không hề xin lỗi... dầu sao thì cuộc chiến ấy cũng khá phức tạp. Tôi lớn lên ở một nơi mà người ta có thể suy nghĩ một cách phóng khoáng và tôi tin là ai cũng nên được như vậy.”
===============================
Oanh (26 tuổi, sinh ra ở Mỹ và phụ việc ở tiệm giặt ủi của cha mẹ tại Westminster . Cô muốn giấu tên vì sợ ý kiến của mình động chạm đến quan điểm của một số người Việt Nam tại đây, khiến ảnh hưởng đến công việc làm ăn của cha mẹ mình.)
“Tôi không quan tâm đến ngày 30 Tháng Tư, nó không quan trọng đối với tôi. Khi thấy cả rừng cờ ngoài đường Bolsa tôi không bận tâm suy nghĩ gì nhiều. Tôi lớn lên ở Quận Cam nên 30 Tháng Tư chẳng xa lạ gì với tôi. Ở đây luôn luôn có nhiều sinh hoạt hội đoàn và diễn hành... Theo tôi thì thế hệ cha ông nên thẳng tiến về phía trước.”
==============================
Uyên Nguyễn (25 tuổi, cố vấn kinh tế. Thân phụ Uyên Nguyễn từng đi tù “cải tạo” sáu năm. Cô đến định cư tại Hoa Kỳ năm 1993. Tháng tới, cô sẽ cho ra mắt một “cộng đồng mạng” có tên “One Vietnam Network.”)
“Tháng Tư Ðen với tôi là để vinh danh nghĩa vụ của cha tôi, và để tưởng nhớ đến sự hy sinh của người lính và những gian khổ mà họ đã phải kinh qua. Tôi không đề cập đến chính trị, chỉ muốn nói về triết lý tái đầu tư vào cộng đồng và đồng bào. Biến cố 30 Tháng Tư là ngày nhắc nhở chúng ta nhìn lại chính mình và biết sống khiêm tốn.”
++++++++++++++++++++++++++++++++++
Phụng Võ, 25
Phụng Võ (25 tuổi, nhà sản xuất chương trình truyền hình thương mại. Phụng là thế hệ trẻ gốc Việt đầu tiên ở Mỹ. Cha mẹ cô được người chú bảo lãnh hồi đầu thập niên 80s. Cô không biết nhiều về sự ra đi này vì cha mẹ cô không hề nhắc đến chuyện ấy)
“Tháng Tư Ðen không là một thảm kịch đối với chúng tôi. Ngày ấy không có tác động nào đến chúng tôi trong đời sống thường nhật, và cũng không lưu lại nơi chúng tôi một nỗi ám ảnh nào.”
+++++++++++++++++++++++++++++++
Linh Huỳnh (19 tuổi, sinh viên, sinh ra và lớn lên ở Ridgecrest, cách khoảng giữa Death Valley và Bakersfield chừng 100 dặm. Cha cô từng đi tù “cải tạo,” còn mẹ là một thuyền nhân hồi năm 1980. Trong chuyến đi ấy, bà bị hải tặc tấn công nhưng không hề kể lại chuyện ấy.)
“Tôi lớn lên trong cộng đồng dân bản xứ, cha mẹ tôi không hề nhắc đến kinh nghiệm của họ. Tôi chỉ biết về Tháng Tư Ðen qua quan điểm của người Mỹ, đó là, họ đã buông xuôi rất nhiều và rằng, Việt Nam cũng như một Iraq mới mà thôi.”
Tuấn Nguyễn (18 tuổi, học sinh, đến Mỹ thuở mới lên năm. Hiện đang theo học tại Rancho Alamitos High School . Tuấn nói lưu loát tiếng Việt lúc được phỏng vấn. Cha từng ở trong quân đội và mất hồi năm ngoái.)
“Tôi không biết gì về ngày Tháng Tư Ðen và tôi cũng không quan tâm đến ngày ấy... Cha tôi từng sống trong trại ‘cải tạo,’ nhưng không hề kể cho tôi nghe.”
++++++++++++++++++++++++++++++
Brian Vũ (17 tuổi, học sinh, thuộc thế hệ người Mỹ gốc Việt đầu tiên ở Hoa Kỳ. Vũ tham gia Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu và đang học ở Westminster High School .)
“Tôi sinh hoạt với cộng đồng và hiểu biết nhiều về lịch sử. Tháng Tư Ðen dạy cho tôi biết chúng ta đã đến đây như thế nào... Biến cố này làm người ta sáng mắt ra. Tôi thấy cảm động là người Việt chúng ta vẫn đùm bọc lẫn nhau ở thời điểm này.”
===========================================
=========================================================
No comments:
Post a Comment